7. Đóng góp mới của luận văn
2.1.3.3 Thống kê, phân loại lễ hội của người Khmer
Theo tài liệu nghiên cứu “Văn hóa người Khmer vùng ĐBSCL” do GS.Trường Lưu (Viện trưởng viện Văn hóa) chủ biên, lễ hội của người Khmer được chia làm 2 loại là lễ hội theo truyền thống dân gian và lễ hội theo Phật giáo.
Các lễ hội truyền thống dân gian
Người Khmer thường dùng từ “Pithi” để gọi những lễ có tính chất dân gian như lễ Vào Năm Mới (Pithi Chol Chnam Thmay), lễ Cúng Ông Bà (Pithi Sen Đôn Ta). Những lễ hội truyền thống dân gian này vẫn còn được người Khmer ở Sóc Trăng nói riêng và người Khmer Nam Bộ nói chung gìn giữ cho đến ngày nay. Một điểm khác biệt của văn hóa Khmer là các lễ hội truyền thống dân gian vẫn được tổ chức theo nghi thức của đạo Phật tiểu thừa như cầu phước, tụng kinh cầu an, cầu siêu, dâng cơm, lễ vật cho sư sãi,… Các lễ hội truyền thống dân gian của người
Khmer có sức hấp dẫn du khách rất lớn, nhất là lễ Cúng Trăng (Ooc Om Boc) hằng năm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan.(xem phụ lục 6)
Bảng 2.1. Các lễ hội truyền thống dân gian của ngƣời Khmer
Tên lễ hội Thời gian Nội dung
Pithi Chol Chnam Thmay Ngày 13 – 15/4 Dl Lễ Vào Năm Mới
Pithi Sen Đôn Ta Ngày 15/4 ÂL Lễ Cúng Ông Bà
Ooc Om Boc Ngày 15/10 ÂL Lễ Cúng Trăng
Um tuk Chiều ngày 15/10 ÂL Lễ Đua Ghe Ngo
Nguồn: [36, tr.76 - tr.90]
Các lễ hội theo Phật giáo
Các lễ hội Phật giáo rất quan trọng đối với người Khmer, vì Phật giáo tiểu thừa là tôn giáo chính thống của dân tộc. Do đó, tất cả các lễ hội tôn giáo đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Khmer với những ngôi chùa. Các lễ hội Phật giáo được chia thành lễ hội định kỳ và không định kỳ.
Bảng 2.2. Các lễ hội theo Phật giáo của ngƣời Khmer
Tên lễ hội Thời gian Nội dung
Lễ hội định kỳ
Bon Visaka Bochesa Ngày 8/4 ÂL Lễ Phật Đản
Bon Chôl Vossa Từ 15/6 đến 15/09 ÂL Lễ Nhập Hạ
Phua Chum Bon Từ 16/8 đến 30/8 ÂL Lễ Đặt Cơm Vắt
Bon Chônh Vossa Từ 14/9 đến 15/9 ÂL Lễ Xuất Hạ
Kathan Na Tean Ngày 5/10 ÂL Lễ Dâng Y Cà Sa
(hay lễ Dâng Bông)
Lễ hội
Bon Banh Chốs Xây Ma
Kéo dài từ 2 đến 3
ngày Lễ Kết Giới Chính Điện
Bo Puthea Phisek Kéo dài từ 2 đến 3
không
định kỳ Bon Phnom Ponn Lễ Ngàn Núi
Nguồn: [36, tr.91 - tr.101]
2.2. Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch lễ hội của ngƣời Khmer tỉnh Sóc Trăng
2.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch lễ hội
Về thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của tỉnh Sóc Trăng trong những năm gần đây cũng dần được cải thiện. Với 28 cơ sở lưu trú, hiện nay tỉnh Sóc Trăng có 01 khách sạn 3 sao, 7 khách sạn 2 sao, 12 khách sạn 1 sao; với 712 phòng. Trong đó, có 2 khách sạn thuộc doanh nghiệp nhà nước, 2 khách sạn cổ phần, còn lại thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân. Hầu hết các khách sạn đều nằm ở nội ô thành phố Sóc Trăng. Số lượng khách sạn ở Sóc Trăng nhìn chung đảm bảo được nhu cầu lưu trú của du khách. Công suất sử dụng phòng khách sạn năm 2010 trung bình đạt từ 55% - 60%. Ngoài ra, Sóc Trăng còn có nhiều nhà nghỉ, nhà trọ được phân bố đều khắp các địa phương trong tỉnh, có trang thiết bi ̣ khá tốt đủ sức đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách , nhất là trong những ngày lễ hội, tết, hô ̣i chơ ̣,…
Về hệ thống nhà hàng, toàn tỉnh hiện có 12 nhà hàng với tổng số ghế trên 4000 ghế. Các nhà hàng ở Sóc Trăng đa số đều tổ chức và phục vụ theo phong cách người Khmer, các đầu bếp có thể nấu nhiều món ăn Âu –Á, tuy nhiên trong thực đơn của các nhà hàng món ăn Á vẫn chiếm đa số. Đa số các nhà hàng có quy mô vừa và nhỏ có thể đáp ứng nhu cầu du khách. Tuy nhiên, các nhà hàng cần phải cải tiến trang thiết bị, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thái độ phục vụ, đa dạng hóa các món ăn trong thực đơn để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Về phương tiện vận chuyển khách du lịch, hiện nay công ty Thương mại và Du lịch Sóc Trăng có 3 xe loại 45 ghế làm phương tiện vận tải khách đường bộ và 1 cano phục vụ khách du lịch đường thủy. Công ty khách sạn Khánh Hưng có 1 xe 15 chỗ; Liên đoàn lao động tỉnh cũng tham gia vào dịch vụ vận chuyển khách du lịch
với 2 xe khách. Ngoài ra, tỉnh còn có trên 300 xe của tư nhân tham gia vận chuyển khách và 731 tàu thuyền các loại đủ để đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan du lịch của du khách. Tuy nhiên, hiện nay Sóc Trăng vẫn còn thiếu các loại phương tiện chuyên dùng cho du lịch trên sông.
Không gian tổ chức và kiến trúc cảnh quan trong lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng thể hiện rõ nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người dân Khmer Nam Bộ. Hằng năm, người Khmer Sóc Trăng hòa mình vào niềm vui của các hoạt động lễ hội. Lễ hội không chỉ thu hút người dân trong tỉnh mà còn thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham dự, vui chơi.
Năm 2009, khán đài đường đua ghe Ngo được tỉnh Sóc Trăng đầu tư xây dựng mới với gần 60 tỷ đồng, gồm khán đài với 4.000 chỗ ngồi, sân khấu biểu diễn văn nghệ, bờ kè hai bên đoạn gần đích đua, giúp cho người dân dễ quan sát và cổ vũ các đội đua ghe Ngo. Việc xây dựng khán đài góp phần hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch lễ hội ở Sóc Trăng.
Trong năm 2011, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng rất quan tâm việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông được nâng cấp mở rộng rất nhiều. Diện mạo thành phố Sóc Trăng như khoác lên một chiếc áo mới khang trang và sạch đẹp hơn, đường phố rộng rãi và giao thông đi lại thuận tiện hơn. Ngoài ra, tỉnh còn đầu tư xây dựng cổng chào và đường vào khu du lịch chùa Dơi, một điểm du lịch nổi tiếng tại Sóc Trăng. Nhiều ngôi chùa ở Sóc Trăng được trùng tu, tôn tạo, mở rộng xây dựng ngày càng khang trang, đặc sắc hơn như chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, chùa Khleang,… Bởi vì, đồng bào dân tộc Khmer rất hăng hái đóng góp vào việc xây dựng chùa và tổ chức lễ hội.
Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch lễ hội ở Sóc Trăng hiện nay còn rất thiếu về lượng và yếu về chất. Bởi vì, lễ hội của người Khmer thường là do người Khmer tự tổ chức nhằm mục đích vui chơi là chính, họ chưa quan tâm nhiều đến mục đích kinh doanh du lịch. Hiện tại, Sóc Trăng chỉ mới đầu tư quy hoạch cho khu du lịch Hồ Nước Ngọt, nơi thường tổ chức hội chợ và là nơi khai mạc và bế mạc Festival lúa gạo,… Còn lại các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho các điểm tổ
chức lễ hội chỉ mang tính tự phát, chưa được quy hoạch. Do cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của tỉnh còn hạn chế nên tài nguyên du lịch lễ hội của người Khmer chỉ đang ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác hiệu quả.
2.2.2. Sản phẩm du lịch lễ hội
2.2.2.1. Thưởng thức các nghi lễ trong lễ hội
Lễ hội của người Khmer có đặc điểm chung là lễ hội chịu ảnh hưởng sâu đậm của tín ngưỡng tôn giáo và mang tính chất thiêng liêng, trang trọng. Vì thế, tất cả các lễ hội đều tổ chức tại chùa và theo nghi thức của đạo Phật tiểu thừa như tụng kinh cầu an, cầu phước, dâng cơm cho sư sãi, dâng lễ vật cho chùa,…
Người Khmer quan niệm lễ hội không chỉ là dịp để vui chơi, giải trí… mà lễ hội trước tiên là những “đám phước”. Họ luôn tâm niệm là “sống để làm phước”, làm phước theo tiếng Khmer có nghĩa là “Bon”. Vì thế, trong những dịp lễ hội người Khmer thường cầu cúng và làm phước theo đúng quan niệm của họ.
Ngoài ra, lễ hội của người Khmer còn mang tính chất nông nghiệp nên được tổ chức theo mùa như “lễ Nhập Hạ” vào đầu mùa mưa, “lễ Xuất Hạ” vào cuối mùa mưa, “lễ Cúng Trăng” vào mùa thu hoạch nếp…
Một đặc điểm nổi bật trong lễ hội của người Khmer là lễ vật dâng cúng phải nói lên ý nghĩa nội dung của lễ hội. Do đó, ta nhìn vào các vật cúng sẽ biết được tên của lễ như lễ Cúng Trăng phải có cốm dẹp, lễ Dâng Y phải có áo cà sa, lễ Nhập Hạ phải có khăn tắm, đèn cầy, nước mưa,… Ngoài ra, để thực hiện các nghi lễ, người Khmer còn có những lễ vật dâng cúng rất đặc biệt như:
+ Sa-La-tho: Là một vật cúng bằng cây chuối dùng trong lễ hội hạ thủy ghe Ngo. Nếu thay thân chuối bằng quả dừa thì gọi là Sa-la-tho dóng. Họ còn lấy bè chuối làm thành những chiếc thuyền gọi là Săm-pon dùng trong lễ cúng Ông Bà.
+ Chơn-ta-bông: Là tên gọi một cái thúng đựng lúa hoặc gạo dâng vào chùa trong các ngày lễ tết,…
+ Cờ: Dùng để treo trong các hội lễ ở chùa hay trong đám rước, thả đèn nước. Cờ dài nhiều mét, may bằng màu vải màu sặc sỡ. Đặc biệt, cờ trắng chỉ dùng trong đám tang mà thôi gọi là “cờ hiệu của linh hồn”.
+ Âm nhạc: Đặc biệt là “giàn nhạc ngũ âm”, được xem là giàn nhạc lễ của người Khmer luôn để tại chùa hoặc trống Xà-yam là những nhạc cụ không thể thiếu trong các lễ hội của người Khmer.
+ Người Khmer còn dâng cúng cả nước hoa, quần áo bằng vải thật, tiền bạc kết thành những bông hoa cắm trên thân chuối hoặc quả dừa trong rất đẹp mắt và trang trọng.
2.2.2.2. Các sản phẩm du lịch được tạo ra ở phần hội
Trò chơi dân gian trong các lễ hội của người Khmer
Cũng như các dân tộc khác, người Khmer có một nền văn hóa đậm đà bản sắc, phong phú và đa dạng. Các trò chơi dân gian Khmer gắn với các lễ hội khá đặc sắc và hấp dẫn. Một số trò chơi tiêu biểu thường được tổ chức tại các phum, sóc, sân chùa, trường học như:
+ Đánh Kol: Kol là một khúc cây tròn ngắn, cứng, dài chừng 5 đến 8cm bằng ngón tay cái. Trên một khoảng sân rộng bằng non nửa sân bóng đá, người chơi chia làm hai phe, từ 5 đến 10 người một phe. Mỗi phe đứng dàn ngang ở vạch cuối sân. Giữa sân có một gạch ngang chia đôi bên. Giữa lằn gạch có một lỗ tròn. Bắt đầu chơi, mỗi bên lần lượt cử người cầm khúc gậy gỗ dài chừng 1m gõ cho kol bay lên vừa tầm và đánh về phía đối phương. Nếu người cầm gậy phía bên kia bắt được kol thì mang lại lỗ và đánh trả lại. Nếu không bắt được kol thì người đỡ phải nhặt khúc kol chạy đến vạch cho vào lỗ. Lúc này, những người phe kia ùa ra cản và giành khúc kol trở lại. Người bị truy đuổi phải chuyền khúc kol lại cho phe mình và tìm cách làm sao cho kol vào lỗ là thắng. Phe kia nếu cướp được kol thì bên giữ kol bị thua. Tùy theo giao kết, thường thì những người bên thua phải cõng những người bên thắng đi một vòng sân hoặc chịu một yêu cầu khác.
+ Lbeng Arat Sva: Là trò chơi của trẻ em Khmer Nam Bộ còn gọi là trò chơi “khỉ nhập”. Lbeng Arat Sva thường được tổ chức vào những đêm trăng sáng ở trước sân nhà, sân phơi lúa. Bắt đầu cuộc chơi, bọn trẻ gom lại rồi chọn một người làm “khỉ”. “Khỉ” bị bịt mắt và ngồi giữa sân. Bọn trẻ con đi vòng quanh vừa vỗ tay vừa nói những câu chọc tức. Khi đám trẻ đi đủ ba vòng và không nói nữa, người
làm khỉ lộn đầu ba lần rồi nhảy lên đuổi bắt bọn trẻ. Bắt được người nào khỉ cắn người đó. Bọn trẻ không được đánh khỉ mà chỉ xúm lại cố kéo người bị khỉ cắn ra. Trò chơi cứ thế kéo dài đến khi lũ trẻ chán thôi. Khi nghỉ chơi, một đứa trẻ phải đi hái lá môn múc nước về tạt vào khỉ cho nó trở lại kiếp người, vì họ quan niệm lúc bắt đầu trò chơi đứa trẻ đó đã bị “khỉ nhập”.
+ Qòng Hơ Khlen còn gọi là Bòng Hơ Khlen: Là trò thả diều thường tổ chức vào tháng 11 âm lịch. Diều có nhiều loại khác nhau như Khlen Phnong dài 3- 4m trên đầu mang một “cây đờn” được làm bằng tre dán giấy (giống như sáo diều của người Kinh). Tùy theo gió mạnh hay yếu, diều bay cao hay thấp mà “cây đờn” phát ra âm thanh to hay nhỏ. Ngoài loại diều sáo còn có loại diều đấu. Diều đấu có mỏ nhọn bằng tre vót sắc bén, có thể đâm rách diều đối phương. Một loại diều đấu khác có dây se keo dán các mảnh thủy tinh nhỏ để nghiến đứt, cứa rách diều địch. Ngoài mục đích vui chơi người Khmer còn thả diều để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
+ Tok Sây (trò chơi đá cầu): Quả cầu làm bằng lông vịt và mỗi lần chơi có ít
nhất 4 người đứng ở 4 góc chuyền theo đường thẳng hay vòng tròn tùy thích. Giữ cho trái cầu không rơi xuống đất càng lâu càng hay. Người nào đá hỏng sẽ phải ra ngoài và bị bôi lọ lên mặt tùy theo lời giao. Nhiều người có kỹ thuật đá rất độc đáo như đá móc, đá giò lái, đá bàn, đá ngoéo, đá tạt ngang,… giữ được cầu rất lâu. Ngoài ra, còn có loại cầu bằng sợi mây đan tròn như quả bóng quần vợt gọi là “Sây kem pôn”. Loại này khó đá nên kén người chơi. Mỗi lần đá có từ 4 đến 12 người đứng thành vòng tròn hoặc chéo góc giống như đá cầu lông vịt. Tok Sây rất giống đá cầu lông của người Kinh.
+ Qòng Hot Kon (Thả đèn gió, đèn trời): Đây là một trò chơi dân gian hấp dẫn. Cách làm đèn gió và đốt đèn khá đơn giản. Miệng đèn là một thanh tre được làm như cạp rổ. Thông thường đường kính miệng đèn rộng 0,8m và thân đèn cao 1m. Miệng đèn làm khuôn để dán giấy. Giấy dán đèn thường là giấy có độ dai bền. Tim đèn được làm bằng sợi vải tẩm với dầu phộng hoặc mỡ heo. Từ miệng đèn có sợi dây để buộc tim đèn. Khi đốt đèn, phải giữ cho đèn thăng bằng rồi châm lửa
vào, lửa nóng làm không khí trong lòng đèn giãn nở và đèn từ từ bay lên, gặp gió đèn sẽ bay cao, bay xa. Vào dịp lễ Ooc Om Boc, người Khmer hay thả đèn gió với mục đích cầu cho trời đất phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân an lành.
+ Ngoài ra, bà con dân tộc Khmer còn có rất nhiều các trò chơi dân gian đặc sắc khác như On Kul (đánh bông vụ, con quay), Tielprot (kéo dây), Qòng Na ga (rồng rắn)... Người Khmer giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc qua các sinh hoạt lễ hội, trò chơi dân gian góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và thu hút khách du lịch tham gia vào các hoạt động của vui nhộn của lễ hội.
Văn hóa ẩm thực trong du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng
Văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Khmer khá độc đáo, với nhiều món ăn đặc trưng như bún nước lèo, lẩu nắm,… Đặc biệt vào các dịp lễ hội, người dân Khmer thường làm các loại bánh như bánh tét, bánh ít, bánh tổ chim, bánh gừng, cốm dẹp,…
+ Bánh gừng: Là loại bánh truyền thống của dân tộc Khmer Nam Bộ, được làm vào dịp lễ tết cổ truyền của đồng bào Khmer như tết Chol- Chnam -Thmay, lễ Đôn-ta,.... Bánh được trưng trên bàn thờ tổ tiên, với ý nghĩa nhớ đến sự cực khổ của ông bà ngày xưa đã làm ra hạt lúa, hạt nếp cho con cháu ngày nay. Bánh gừng được