Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng (Trang 46)

7. Đóng góp mới của luận văn

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL, nằm cuối hạ lưu sông Hậu tiếp giáp biển Đông với 72 km bờ biển. Tỉnh Sóc Trăng có điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, nhất là Quốc lộ 1A, Quốc lộ 60, Quốc lộ Nam Sông Hậu, Quản lộ Phụng Hiệp xuyên qua tỉnh. Bên cạnh đó, Sóc Trăng còn có ba cửa sông lớn là Trần Đề, Định An, Mỹ Thanh và hệ thống sông rạch thuận lợi cho giao thông đường thủy đi các tỉnh và TP.HCM.

Sóc Trăng nằm ở tọa độ 9014’20’’ đến 9055’39’’ vĩ độ Bắc và 105030’16’’

đến 106017’80’’ kinh độ Đông. Phía Bắc, Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang; phía Đông

Bắc giáp tỉnh Trà Vinh; phía Đông Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Nam tiếp giáp biển Đông. Sóc Trăng cách TP.HCM 240km và cách thành phố Cần Thơ, trung tâm của ĐBSCL là 60km.

Diện tích tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng là 3.331,76 km2, xấp xỉ 1% diện tích của cả nước và 8,05% diện tích của khu vực ĐBSCL. Hiện Sóc Trăng có tất cả 11 đơn vị hành chánh, gồm thành phố Sóc Trăng và 10 huyện là Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh Trị, Ngã Năm, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Trần Đề.

Về đặc điểm khí hậu, Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu chia 2 mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,80C, ít khi bị bão lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung nhất từ tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83,4% cả năm, thuận lợi cho cây lúa, các loại hoa màu và du lịch phát triển.

Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú. Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, khu du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung ... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái.

Về chế độ thủy văn, biển Sóc Trăng nằm trong vùng biển Đông, có trữ lượng thủy sản lớn và phong phú với nhiều loại tôm cá có giá trị kinh tế cao như cá hồng, cá sao, cá thu,… Sóc Trăng có 72 km bờ biển chạy từ huyện Cù Lao Dung – Long Phú đến Vĩnh Châu, với cửa sông lớn là Trần Đề và Mỹ Thanh (cửa Định An một bên thuộc Sóc Trăng, một bên thuộc Trà Vinh); tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển như nuôi trồng, đánh bắt hải sản, cảng biển, giao thông vận tải biển và du lịch biển.

Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch dài hơn 3000 km, chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống hai lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4m đến 1m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên. Ngoài ra, Sóc Trăng còn có lượng nước ngầm phong phú. Nước ngầm mạch sâu từ 100m đến 180m, nước ngầm mạch nông từ 5m – 30m, lưu lượng nước phụ thuộc vào mùa mưa, nước bị nhiễm mặn vào mùa khô. Mạch nước ngầm này chất lượng rất tốt, có thể sử dụng cho sinh hoạt. Tỉnh Sóc Trăng cũng đang khảo sát nguồn nước khoáng ở Đại Tâm nhằm mục đích phục vụ sinh hoạt cho cư dân địa phương và phát triển du lịch.

Với thế mạnh về vị trí địa lý và địa hình cùng bản sắc văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc thể hiện qua kiến trúc chùa chiền, lễ hội truyền thống của ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế xã hội và du lịch tỉnh

phát triển. Mặt khác, Sóc Trăng còn có lợi thế to lớn trong liên kết du lịch giữa các tỉnh trong khu vực ĐBSCL cả bằng đường thủy và đường bộ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)