Bệnh sán lá đường sinh dục
1.3.3 Triệu chứng của gà bị bệnh giun sán
1.3.3.1 Triệu chứng của gà bị bệnh sán lá
Bệnh do sán lá gây ra có biểu hiện triệu chứng lâm sàng như: Gà còi cọc, chậm lớn, ít vận động, kém ăn, ỉa chảy, phân lẫn máu, giảm đẻ, giảm sản lượng trứng, trứng có vỏ mỏng dễ vỡ, một số trường hợp có hội chứng thần kinh.
Theo Phan Lục và cs., (2005) [36], khi gà nhiễm sán với cường độ cao, thấy biểu hiện yếu toàn thân, ỉa chảy, kiệt sức nhanh, ngừng sinh trưởng, phát triển. Khi suy nhược nhiều gà bị chết.
Theo Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) [47], Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [8], khi gia cầm nhiễm sán lá với cường độ cao có biểu hiện yếu toàn thân, ỉa chảy, kiệt sức nhanh, ngừng sinh trưởng phát triển, thường bị chết do kiệt sức.
Khuê và Phan Lục (1996) [8] cho rằng: Philophthalmus gralli ký sinh ở mắt từ
2-3 con gây tụ máu và xuất hiện những mụn nhỏ ở niêm mạc mắt. Gà có biểu hiện khó chịu, chảy nước mắt liên tục, mắt sưng, đầu phù, nhìn kém, ít chịu kiếm ăn, biếng ăn…
Bệnh do Prosthogonimus gây ra tình trạng vỏ trứng mềm, dễ vỡ, khả năng đẻ trứng giảm. Gà, vịt gầy yếu, đẻ trứng không có vỏ vôi. Đôi khi trứng chưa kịp đẻ ra đã bị vỡ nên chỉ thấy lòng trắng và lòng đỏ chảy ra ở lỗ huyệt. Tiếp theo là con vật khó đẻ hoặc không đẻ. Thời kỳ này kéo dài gần một tháng, sau đó con vật biểu hiện ăn ít, rụng lông, ủ rũ, gầy yếu, bụng to, đi đứng không thăng bằng, vào ổ nằm lâu nhưng không đẻ, lỗ huyệt đôi khi lòi ra vỏ mềm hoặc chảy ra dịch thể đặc quánh, có chất vôi. Thời kỳ này kéo dài gần một tuần. Thời kỳ cuối, thân nhiệt tăng, đi lại chậm chạp, ỉa chảy, lỗ huyệt lõm vào, mép hậu môn đỏ đậm, quanh lỗ huyệt và phần cuối của bụng không còn lông. Thời gian này kéo dài 2 - 7 ngày, con vật thường bị chết.
Tại Brazil, một số đà điểu có triệu chứng chảy nước mắt, viêm kết mạc và tình trạng cơ thể suy yếu. Các bác sỹ thú y đã phát hiện thấy 17 sán lá
Philophthalmus gralli trong mắt (Verocai G.G. và cs., 2009) [94]. 1.3.3.2 Triệu chứng của gà bị bệnh sán dây
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs., (1999) [14], độc tố của sán dây gây tác động đến hệ thần kinh, làm cho gà mệt mỏi, ít vận động, đứng ủ rũ trong bóng tối. Gà con bị bệnh thể cấp tính có thể bỏ ăn, hôn mê, lên cơn động kinh và chết. Sán dây lấy chất dinh dưỡng của vật chủ làm gà gầy yếu, thiếu máu, thể hiện rõ nhất là niêm mạc vàng, nhợt nhạt, mào và dái tai gà xanh tái. Phân lỏng và có nhiều đốt sán. Gà bị nhiễm nặng giảm tăng trọng và giảm sản lượng trứng rõ rệt.
Theo Phan Lục và cs., (2005) [36], khi gà nhiễm nhiều sán, con vật gầy, yếu, rối loạn tiêu hóa, kiết lị, có khi táo bón, ăn ít, khát nước, rủ cánh, mệt mỏi, hồng cầu, huyết sắc tố giảm, niêm mạc hơi vàng nhạt, gà đẻ ít hoặc ngừng đẻ. Nếu bệnh nặng sẽ gây rối loạn tiêu hóa, con vật ỉa chảy, có khi táo bón, kém ăn, hô hấp tăng, kém hoạt động, ủ rũ, lông xù.
Skrjabin và Petrov (1963) [54] cho biết: Trong quá trình ký sinh, giun tiết ra độc tố gây ra trạng thái suy nhược, thiếu máu, rối loạn tiêu hoá, đôi khi có biểu hiện triệu chứng thần kinh. Kaufmann J. (1996) [72] nhận xét: Giun trưởng thành gây ra những biến đổi bệnh lý rõ rệt ở gà con từ 1 đến 3 tháng tuổi.
Capillaria gây bệnh nặng đối với gà lôi, chim cút nhưng ít nguy hiểm
đối với gà, giun gây cho con vật kém ăn, thiếu máu, thành diều và ống thực quản dày lên (Http://www.) [103].
Syngamus gây ra hội chứng gà ngáp (gà thở rất khó khăn). Gà con mắc bệnh
nặng hơn gà trưởng thành. Gà gầy sút, giảm khối lượng nhanh và yếu, mắt nhắm, đầu ngửa ra phía sau, dần dần miệng há to, hít thở và vẩy đầu để thoát khỏi tình trạng bế tắc trong khí quản.
Acuria hamulosa gây bệnh nặng làm gà gầy sút, giảm khối lượng nhanh, yếu
và biểu hiện thiếu máu.
Permin A. và cs., (1999) [85] cho biết: Tetrameres fissispina làm cho gà gầy còm, giảm khối lượng, thiếu máu. Theo Phạm Sỹ Lăng (2009) [22], gà bị bệnh nhẹ biểu hiện triệu chứng không rõ, khi bị bệnh nặng biểu hiện các triệu chứng, phân loãng, có nhiều dịch nhày, đôi khi lẫn máu. Gà bị bệnh trên 1 tháng biểu hiện gầy yếu, niêm mạc nhợt nhạt, mào tím tái, sản lượng trứng giảm, phân lỏng, dính bết vào lông xung quanh hậu môn. Nếu không điều trị kịp thời gà sẽ bị suy kiệt và chết.
Oxyspirura mansoni gây biểu hiện khác thường ở mắt. Gà có trạng thái bứt
rứt khó chịu, chân gãi mắt, viêm mắt, chảy nước mắt, chớp mắt liên tục do mắt sưng, mi mắt dày cứng, có rỉ mắt. Bệnh nặng nhãn cầu có thể bị phá hủy.
Theo Phan Lục và cs., (2005) [36], giun ký sinh nhiều ở ruột, gây chứng viêm ruột và làm gà kém ăn, lờ đờ, ủ rũ, ỉa chảy, gầy yếu dần, niêm mạc nhợt nhạt. Bệnh làm chết khá nhiều gà con, làm gà mái gầy, kém đẻ.