Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 54 - 55)

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1 Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu

2.4.1.1 Phương pháp lấy mẫu

- Thu thập gà để mổ khám, thu thập mẫu phân để xét nghiệm được tiến hành ngẫu nhiên từ các hộ gia đình và các trang trại nuôi gà tại 6 huyện thuộc 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

2.4.1.2 Phương pháp thu thập mẫu: Thu thập mẫu theo 2 phương pháp: Phương phápLấy mẫu chùm và phương pháp lấy mẫu tầng

- Gà mổ khám gồm có: Gà thả vườn ở 4 độ tuổi khác nhau: (< 2 tháng; 2 - 4 tháng; > 4 - 6 tháng và > 6 tháng); gà công nghiệp và gà bán công nghiệp (lấy mẫu tầng)

- Mẫu phân gà: Lấy mẫu phân mới trong chuồng gà, để riêng mỗi mẫu vào một túi nylon nhỏ ghi rõ hộ gia đình, tuổi gà, phương thức nuôi, thời gian lấy mẫu…

- Mẫu cặn nền chuồng: Tại mỗi ô chuồng, thu thập mẫu phân, đất, trấu ở 4 góc chuồng và giữa chuồng để chung thành 1 mẫu, ghi rõ địa điểm, thời gian lấy mẫu (Lấy mẫu chùm).

- Mẫu đất sân, vườn nơi thả gà: Lấy mẫu đất bề mặt tương tự như cách lấy mẫu nền chuồng.

Các mẫu nếu chưa xét nghiệm ngay thì được bảo quản ở nhiệt độ 2 - 40C. Mẫu phân, mẫu cặn nền chuồng được xử lý bằng phương pháp phù nổi để tìm trứng giun tròn và phương pháp gạn rửa lắng cặn để tìm trứng sán lá và đốt sán dây.

- Các mẫu bệnh phẩm nơi giun sán khu trú có bệnh tích điển hình được cố định trong dung dịch Formol 10% bảo quản để làm bệnh tích vi thể.

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu thành phần và sự phân bố của các loài giun sán; tỉ lệ và cường độ nhiễm giun sán ở gà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w