Phòng, trị bệnh giun sán cho gà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 44)

— Bệnh sán lá đường sinh dục

1.3.7Phòng, trị bệnh giun sán cho gà

1.3.7.1 Các thuốc tẩy giun sán cho gia cầm

Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (1997) [38]; Đặng kim Lưu (1996) [37] và các tác giả khác cho biết: Hiện nay có nhiều loại thuốc được sử dụng tẩy giun sán cho gà như: Piperazine, Tetramisole, Fenbendazol, Phenothiazine, Ivermectin, Albendazole, Levamisole, Praziquantel… Các thuốc hiện được dùng chủ yếu là Ivermectin, Albendazole, Levamisole và Praziquantel

Ivermectin (22,23 - dihydroavermectin B1a + 22,23 - dihydroavermectin B1b) là thuốc tẩy ký sinh trùng có phổ rộng, thường được sử dụng để tẩy giun sán (loại trừ sán dây), nhưng gần đây thấy có tác dụng với ve, rận, ghẻ...

Dược lý học

Ivermectin và avermectin là dẫn xuất từ vi khuẩn Streptomyces avermitilis. Ivermectin tác động vào hệ thống thần kinh và cơ, đặc biệt ngăn cản xung truyền thần kinh. Thuốc gắn và hoạt hóa kênh chloride - glutamate (GluCls) có trong neuron thần kinh và tế bào cơ làm liệt thần kinh cơ và chết (Cully et al., 1994; Cully et al., 1997, Dent et al., 1997). Cấu trúc của cơ quan thụ cảm glycine hướng ion của động vật có xương sống cũng tương tự như động vật không xương sống nhưng kênh chloride glutamate đặc hiệu với động vật không xương sống hơn.(Dent, 2006). Việc động vật có vú không có kênh chloride - glutamate đã chứng minh Ivermectin chỉ tác động đến ký sinh trùng mà không gây tác dụng phụ cho ký chủ. Receptor GABA của động vật không có xương sống mẫn cảm với Ivermectin nhưng tầm quan trọng của nó như thế nào cũng chưa được biết rõ. Thuốc không tác động đến receptor vận chuyển xung động thần kinh chủ yếu của động vật có vú là receptor acetylcholine nicotinic, nên thuốc rất an toàn cho vật chủ.

Liều sử dụng:

0,3 - 0,6 mg/kg thể trọng

Praziquantel

Praziquantel được nghiên cứu phát triển ở phòng thí nghiệm nghiên cứu ký sinh trùng của Bayer AG and Merck KGaA ở Đức (Elberfeld and Darmstadt) vào giữa những năm 1970. Tổ chức y tế thế giới đã đưa praziquantel vào Model List of Essential Medicines

Praziquantel (Biltricide) là một thuốc tẩy sán, có tác dụng với sán lá như

Schistosoma, Clonorchis sinensis và với cả sán dây như Echinococcus, với Cysticercus (tuy nó ít có hiệu lực hơn Albendazole khi dùng điều trị Neurocysticercus ở người) .

Trong thú y, nó được sử dụng để tẩy sán dây.

Dược động học

Praziquantel được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa (xấp xỉ 80%). Song, do chuyển hóa ngay đầu tiên quá nhiều nên chỉ một lượng nhỏ lưu hành trong máu. Nó có thời gian bán thải 0,8 - 1,5 giờ với những cơ thể đã trưởng thành có chức năng gan, thận tốt. Praziquantel và các chất chuyển hóa của nó chủ yếu thải qua đường thận, trong vòng 24 giờ sau khi dùng một liều đơn, 70 - 80% có trong nước tiểu 0,1% ở dạng thuốc chưa chuyển hóa.

Cơ chế tác dụng

Mặc dù cho đến nay chưa biết chính xác cơ chế tác dụng của Praziquantel. Tuy nhiên, qua thực nghiệm cho thấy, nó làm tăng khả năng thẩm thấu ion canxi qua màng tế bào, làm ký sinh trùng bị liệt. Ký sinh trùng đã chết được thải ra ngoài hoặc

bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịch của ký chủ (thực bào). Có giả thuyết khác cho rằng Praziquantel cản trở việc hấp thu adenosin của sán (Taenia, Shistosoma,

Echinococcus) do đó nó không tổng hợp được purin.

Theo công ty Bayer: Praziquantel có hiệu lực tẩy sán dây. Sau khi sán tiếp xúc với thuốc, nó không còn khả năng chống lại sự tiêu hóa của ký chủ. Do đó, toàn bộ sán kể cả đầu sán, rất hiếm khi thấy trong phân hoặc chỉ thấy từng mảnh nhỏ đã bị tiêu hóa.

Liều dùng: Praziquantel liều 6 mg/ kg thể trọng có hiệu lực tấy sán dây 97%, liều trên 6mg/kg thể trọng, hiệu lực 100%. Sán dây được thải ra ngoài trong vòng 48 giờ. Thuốc không gây phản ứng phụ cho chó và gia cầm.

Albendazole

Albendazole thuộc nhóm benzimidazole dùng để tẩy giun sán. Nó được phát

hiện lần đầu tiên ở phòng thí nghiệm nghiên cứu thú y Smith Kline năm 1972.

Albendazole là thuốc tẩy giun sán có hoạt phổ rộng, nó tẩy được giun tròn, sán dây và sán lá cho người và cả gia súc.

Công dụng:

• Tẩy sán lá: Fasciola

• Sán dây: Cysticercus, Echinococcus

• Giun tròn: Giun đũa, giun móc, giun kim , filaria, ấu trùng của giun

Ancylostoma…

Ở Châu Phi, Albendazole được dùng điều trị giun chỉ ký sinh trong mạch lâm ba đã góp phần cắt đứt lan truyền bệnh. Ở Sub - Sahara thuộc Châu Phi Albendazole được dùng kết hợp với Ivermectin, cũng có nơi Albendazole được dùng kết hợp với Diethylcarbamazine.

Albendazole gây thoái hóa các tế bào ruột và vỏ giun bằng cách gắn vào phía mẫn cảm với colchicine của tubulin, nên nó ngăn cản quá trình polymer hóa hoặc một tác dụng tương tự nào đó của microtubule. Việc mất microtubule của bào tương gây cản trở việc hấp thu glucose của ấu trùng và của giun dẫn đến suy kiệt nguồn glycogen dự trữ. Thoái hóa màng lưới võng mạc nội mô, ty thể và làm phân giải lysosome dẫn đến giảm ATP (adenosine triphosphate) là nguồn năng lượng cho sự sống của ký sinh trùng. Thiếu năng lượng ký sinh trùng không chuyển động được và thậm chí bị chết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Albendazole cũng ngăn cản men fumarate reductase là men đặc hiệu của giun sán. Tác dụng này cũng ảnh hưởng thứ phát tới microtubule do hấp thu glucose giảm đi. Tác dụng ngăn cản này của Albendazole xẩy ra cũng làm giảm Dinucleotide adenine - nicotinamide (NADH), nó là Coenzyme liên quan đến nhiều phản ứng làm giảm oxy hóa trong tế bào.

Albendazole cũng diệt ấu trùng của necator và diệt trứng của Ascaris, Ancylostoma và Trichuris.

Liều dùng :

• Người tẩy Echinococcose, Cysticercose với liều 15mg/kg thể trọng.

• Gia súc, gia cầm liều từ 5mg -10mg - 25 mg /kg thể trọng

Levamisole

Levamisole là thuốc tẩy giun và điều chỉnh miễn dịch, nó thuộc nhóm dẫn

xuất của Imidazothiazole tổng hợp. Nó được nghiên cứu phát triển năm 1966 ở hãng Janssen Pharmaceutica.

Levamisole được sử dụng cho cả người và gia súc để tẩy giun tròn. Liều sử dụng : tẩy giun cho gia cầm với liều 20mg/kg thể trọng.

Theo Skrjabin K.I và Petrov A. M. (1963) [54] dùng Piperazine liều 200 - 300 mg/kg thể trọng, trộn với thức ăn, tẩy giun đũa Ascaridia galli ở gà có hiệu quả tốt; với liều 250 - 500 mg/kg thể trọng có hiệu quả 95 - 100% đối với giun trưởng thành, song đối với ấu trùng chỉ đạt 75 - 80%.

Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [8]; Lapage G. (1968) [75] cho biết, trộn Piperazine lẫn với thức ăn nồng độ 0,2 - 0,3% hoặc pha nước cho gà uống (01 lít nước pha 4 g Piperazine) hiệu quả tẩy 80% đối với giun trưởng thành.

Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [8]; Phan Địch Lân và Nguyễn Thị Kim Thành (1996) [16]; Orlov M., (1978) [55]; Skrjabin K. I. và Petrov A. M. (1963) [54] cho thấy: dùng Phenothiazine liều 0,5 - 1,5 g cho 1 kg thể trọng cho hiệu quả tẩy giun cao không những với loài Heterakis gallinarum, mà cả loài Ascaridia galli ở gà.

Theo Phan Địch Lân và Nguyễn Thị Kim Thành (1996) [16], sử dụng Mebendazole liều 30 - 60 mg/kg thể trọng có hiệu lực tẩy các loại sán dây

Raillietina spp và hầu hết các giun tròn ký sinh ở gia cầm.

Những năm gần đây, một số loại hóa dược mới đã được nghiên cứu bào chế và sử dụng để phòng chống giun sán cho vật nuôi và chim, thú hoang đạt hiệu lực cao, an toàn và tránh được hiện tượng kháng thuốc khi dùng quá lâu một loại hóa dược.

Theo Calnek B. M., Ruff M. D. (1991) [59], Kaufmann J. (1996) [72], Bowman D., Lynn R. C. (1999) [58], Satrija F và cs., (2001) [91], hiện nay các nước Châu Âu và Châu Mỹ đang sử dụng một số hóa dược để phòng chống bệnh giun sán cho gia cầm gồm:

- Cambendazole: liều 60 mg/kg thể trọng tẩy các loại giun tròn (Ascaridia

galli, Heterakis gallinarum…).

- Fenbendazole: trộn với thức ăn nồng độ 66 ppm cho ăn liên tục 3 ngày liền, chống các bệnh giun tròn.

- Praziquantel: liều 10 mg/kg thể trọng, chỉ dùng một liều để tẩy các loài sán dây và sán lá.

- Niclosamide: liều 20 mg/kg thể trọng, tẩy các loài sán dây.

- Albendazole: liều 25 mg/kg thể trọng, có tác dụng tẩy giun tròn và sán lá. - Ivermectin: liều 0,5 mg/kg thể trọng có tác dụng tẩy giun tròn cho gia cầm.

1.4.7.3 Phòng bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 44)