Tỉ lệ và cường độ nhiễm các loài giun sá nở gà thả vườn tại hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 79 - 83)

- Định loại giun sán dựa trên đặc điểm hình thái học quan sát, mô tả, đo và vẽ

Bảng 3.6 Cường độ nhiễm các lớp giun sá nở gà thả vườn

3.1.4 Tỉ lệ và cường độ nhiễm các loài giun sá nở gà thả vườn tại hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang

tượng gây hại lớn nhất cho gà.

3.1.4 Tỉ lệ và cường độ nhiễm các loài giun sán ở gà thả vườn tại hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang Ninh và Bắc Giang

3.1.4.1 Tỉ lệ và cường độ nhiễm các loài sán lá (Trematoda)

Bảng 3.7. Tỉ lệ và cường độ nhiễm các loài sán lá ở gà thả vườn

TT Tên loài sán Số gà nhiễm (con) Tỉ lệ nhiễm (%) Tỉ lệ cường độ nhiễm theo số sán/gà (%) 1 - 10* 11 - 20* 21 - 30* > 30* 1 E. revolutum 332 23,06 83,13 14,76 1,51 0,60 2 E. miyagawai 283 19,65 86,93 11,66 1,06 0,35 3 H. conoideum 172 11,94 93,01 4,67 1,74 0,58 4 E. recurvatum 147 10,21 92,52 4,76 2,72 - 5 N. intestinalis 92 6,39 86,96 7,61 5,43 - 6 P. cuneatus 83 5,76 89,16 7,22 3,62 - 7 P. ovatus 25 1,74 92,00 8,00 - -

Ghi chú: (1 - 10*; 11 - 20*; 21 - 30*; > 30*: Số sán lá mỗi loài/gà).

Trong 7 loài sán lá tìm thấy khi mổ khám gà, loài E. revolutum có tỉ lệ nhiễm cao nhất 23,06%, sau đó là các loài E. miyagawai 19,65%, H. conoideum 11,94%,

E. recurvatum 10,21%, N. intestinalis 6,39%, P. cuneatus 5,76%; thấp nhất là loài P. ovatus 1,74%.

Về cường độ nhiễm từng loài sán lá, kết quả thu được ở bảng 3.7 cho thấy: có 83,13% gà nhiễm 1 - 10 cá thể E. revolutum; 16,87% gà nhiễm từ 11 cá thể loài này trở lên, tương tự đối với các loài E. miyagawai là 86,93% và 13,07%; E.

recurvatum 92,52% và 7,48%; H. conoideum 93,01% và 6,99%; N. intestinalis

86,96% và 13,04%; P. cuneatus 89,16% và 10,84; P. ovatus 92,00% và 8,00%. Từ các kết quả trên cho thấy, các loài sán lá ký sinh ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc

Ninh và Bắc Giang không có loài nào nhiễm với tỉ lệ cao; 4 loài sán lá có tỉ lệ nhiễm cao hơn cũng chỉ dao động từ 10,21% đến 23,06%; 3 loài còn lại chỉ nhiễm 1,74 - 6,39%. Về cường độ nhiễm cũng không có loài vượt trội, gà nhiễm các loài sán lá có tới trên 83,13% nhiễm 1 - 10 cá thể sán cùng loài. Tuy nhiên, do gà cùng lúc nhiễm nhiều loài giun sán, nên tổng số giun sán/cá thể gà vẫn nhiều và gây tác hại đáng kể.

3.1.4.2 Tỉ lệ và cường độ nhiễm các loài sán dây (Cestoda)

Bảng 3.8. Tỉ lệ và cường độ nhiễm các loài sán dây ở gà thả vườn

TT Tên loài sán dây

Số gà nhiễm (con) Tỉ lệ nhiễm (%) Tỉ lệ cường độ nhiễm theo số sán/gà (%) 0-10* 11-20* 21-30* > 30* 1 R. (R) echinobothrida 893 62,01 34,27 21,39 33,71 10,63 2 R. (P.) tetragona 649 45,07 39,14 30,05 24,81 6,00 3 C. digonopora 621 43,13 42,67 27,7 22,71 6,92 4 R. (S.) cesticillus 159 11,04 50,94 36,48 10,69 1,89 5 Echinolepis carioca 115 7,99 58,26 27,83 12,17 1,74 6 R. (R.) volzi 18 1,25 83,33 16,67 - - 7 Dilepidoides bauchei 13 0,90 84,62 15,38 - -

Ghi chú: (1 - 10*; 11 - 20*; 21 - 30*; > 30*: Số sán dây mỗi loài/gà).

Bảng 3.8 cho thấy: trong 7 loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn nuôi tại tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, loài R. echinobothrida có tỉ lệ nhiễm cao nhất 62,01 %, sau đó là các loài R. tetragona 45,07%; C. digonopora 43,13%; R. cesticillus 11,04%; Echinolepis

carioca 7,99%; 2 loài còn lại tỉ lệ nhiễm rất thấp, loài R. (R.) volzi 1,25%, Dilepidoides bauchei 0,90%. Như vậy, ở Bắc Ninh và Bắc Giang các loài sán dây phổ biến ở gà là R. echinobothrida, R. tetragona, C. digonopora, R. cesticillus. Kết quả này cũng phù hợp

với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trước đây: Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2002) [22] cho biết 3 loài sán dây thường gặp ở gà là R. echinobothrida, R. tetragona và

R. cesticillus. Cũng từ kết quả này cho thấy trên cùng một gà có thể nhiễm 3 - 4 loài sán

dây, trong đó ưu thế nhất là các loài sán dây thuộc giống Raillietina.

Về cường độ nhiễm của từng loài sán dây cho thấy cường độ nhiễm của loài

34,27% nhiễm 1 - 10 sán/gà, ; sau đó là R. tetragona 60,86% nhiễm từ 11 sán trở lên, 39,14% nhiễm 1 - 10 sán/gà; loài C. Digonopora 57,33% gà nhiễm 11 sán trở lên, 42,67% nhiễm 1 - 10 sán/gà. Các loài sán dây còn lại đều có trên 50% gà nhiễm 1 - 10 sán/gà.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỉ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 2011) [15] về tỉ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà nuôi tại tỉnh Thái Nguyên.

3.1.4.3 Tỉ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn (Nematoda)

Bảng 3.9. Tỉ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn ở gà thả vườn

TT Tên loài giun

Số gà nhiễm

(con)

Tỉ lệ nhiễm

(%) 0-10*Tỉ lệ cường độ nhiễm theo số giun/gà (%)11-20* 21-30* 31-40* > 40*

1 A. galli 696 48,33 41,52 16,24 16,38 6,90 18,96 2 H. gallinarum 589 49,90 36,33 20,20 16,47 9,17 17,83 3 H. beramporia 373 25,90 47,72 21,98 10,19 7,51 12,60 4 E. annulatus 258 17,92 46,12 19,38 10,08 5,04 19,38 5 T. fissispina 186 12,92 39,78 31,72 8,07 5,38 15,05 6 O. mansoni 158 10,97 51,27 18,99 11,39 8,23 10,12 7 C. obsignata 73 5,07 84,93 12,33 2,74 - - 8 C. euplocani 62 4,31 72,58 14,52 4,84 8,06 - 9 A. hamulosa 52 3,61 61,54 32,69 5,77 - - 10 C. bursata 46 3,19 84,78 10,87 4,35 - - 11 D. nasuta 35 2,43 45,71 28,57 5,72 8,57 11,43 12 Th. collaris 26 1,81 92,30 7,70 - - - 13 T. mohtedai 23 1,60 91,30 - 8,70 - - 14 G. breirspiculum 21 1,46 85,72 9,52 4,76 - - 15 S. crassicauda 15 1,04 86,67 13,33 - - -

Ghi chú: (1-10*; 11-20*; 21-30*; 31 - 40*; >40*: Số giun tròn mỗi loài/gà).

Bảng 3.9 cho thấy: Loài giun tròn có tỉ lệ nhiễm cao nhất là Ascaridia galli 49,90%, sau đó là các loài H. gallinarum 48,33%; H. beramporia 25,90%,

E. annulatus 17,92%, T. fissispina 12,92%, O. mansoni 10,97%. Các loài còn lại có

tỉ lệ nhiễm thấp 5,07% - 1,04%; thấp nhất là loài S. crassicauda 1,04%.

Các loài giun tròn có tỉ lệ nhiễm cao thường cũng có cường độ nhiễm cao: loài

A. galli chỉ có 41,52% nhiễm 1 - 10 cá thể, 58,48% nhiễm 11 cá thể trở lên, đặc biệt nhiễm trên 40 cá thể chiếm 18,96%; tương tự đối với loài H. gallinarum là 36,33%, 63,67% và 17,83%; loài H. beramporia 47,72%, 52,28% và 12,60%; E. annulatus 46,12%, 53,88% và 19,38%; T. fissispina 39,78%, 60,22% và 15,05%; O. mansoni 51,27%, 48,73% và 10,12%. Các loài còn lại đa số chỉ nhiễm 1 - 10 cá thể: Th. collaris

92,30%; T. mohtedai 91,30%; S. crassicauda 86,67%; G. brevispiculum 85,72%;

C. obsignata 84,93%; C. bursata 84,78%; C. euplocani 72,58%; A. hamulosa 61,54%.

Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, gà nuôi ở hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang nhiễm chủ yếu 6 loài giun tròn: Ascaridia galli, H. gallinarum, H.

beramporia, E. annulatus, T. fissispina và O. mansoni. Các loài giun tròn khác tỉ lệ

và cường độ nhiễm không cao.

So sánh tỉ lệ và cường độ nhiễm của các loài giun sán ở gà thả vườn nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang cho thấy có sự sai khác rõ rệt (P < 0,001).

Kết quả nghiên cứu ở phần 3.1.3 và 3.1.4 cho thấy: Gà thả vườn nuôi tại hai tỉnh Băc Ninh và Bắc Giang nhiễm chủ yếu 3 lớp giun sán: Lớp giun tròn, lớp sán lá và lớp sán dây; không tìm thấy lớp giun đầu gai trong số gà mổ khám. Về số loài giun sán tìm được: Gà thả vườn ở Bắc Ninh và Bắc Giang nhiễm 29 loài trong số 65 loài giun sán đã được phát hiện ở gà Việt Nam, chiếm tỉ lệ 44,61%. Các giống loài giun tròn và sán dây nhiễm ở gà thả vườn cũng tương tự như nhận xét của nhiều tác giả trong và ngoài nước.

Schou,TW (2007) [92] khi nghiên cứu về giun sán ký sinh ở giống gà Ri và giống gà Lương Phượng ở Việt Nam cũng thấy: gà nhiễm 4 loài giun tròn chính là

Ascaridia galli, Heterakis beramporia, Tetrameres mohtedai, Capillaria obsignata; 2 loài sán dây là Raillietina echinobothrida và Raillietina tetragona. Tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giữa 2 giống gà có sự khác nhau. Gà Ri có tỉ lệ, cường độ và số loài giun sán nhiễm cao hơn gà Lương Phượng.

J.Vercruysse (1985) [70] điều tra giun sán ký sinh trên gà Nhật (Guinea fowl) nuôi ở Senegal cũng phát hiện 7 loài giun tròn trong đó Ascaridia galli, Subulura

suctoria nhiễm cao nhất, chiếm 89% trong số gà nhiễm giun tròn. Tác giả còn thấy

gà Nhật nhiễm 5 loài sán dây và 1 loài giun đầu gai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w