Bệnh tích của gà bị bệnh giun sán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 39 - 41)

— Bệnh sán lá đường sinh dục

1.3.4Bệnh tích của gà bị bệnh giun sán

1.3.4.1 Bệnh tích của gà bị bệnh sán lá

Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001) [20]; Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [8], khi gà bị nhiễm sán với cường độ cao thì giác bám và gai cutin trên thân sán kích thích niêm mạc ruột gây xuất huyết, viêm cata ở từng vùng ruột.

Bệnh do Prosthogonimus gây ra viêm ống dẫn trứng, niêm mạc ống dẫn trứng dày lên, sưng thũng và xuất huyết. Xoang bụng chứa trứng vỡ, viêm màng bụng.

Tại Indonesia đã phát hiện 5/130 gà nhiễm sán Prosthogonimus ovatus

trong ống dẫn trứng và 4 gà có sán ở túi Fabricius. Xét nghiệm dưới kính hiển vi điện tử cho thấy, biểu mô niêm mạc thoái hóa, tăng sinh tế bào kẽ. (Leok C. S. và cs., 2002) [76].

Tại trường Đại học Easton, Pennsylvania, đã tiến hành gây nhiễm thực nghiệm

Echinostoma cho gà, sau hai tuần gây nhiễm xuất hiện bệnh tích ở ruột gà, lông nhung

xẹp, gà bị tiêu chảy, mất nước và giảm cân (Kim J. S., Fried B., 1989) [74].

Radlett A. J, 1980 [89] nghiên cứu trên kính hiển vi điện tử biến đổi bệnh lý của đoạn ruột già nơi Notocotylus bám cho thấy: Các crypts bị biến dạng và dãn rộng ra, điều đó cho thấy các giác bám của sán bám sâu vào niêm mạc ruột già.

1.3.4.2 Bệnh tích của gà bị bệnh sán dây

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs., (1999) [14], sán dây dùng giác bám bám sâu vào niêm mạc ruột nên gây tổn thương ruột. Nếu nhiều sán sẽ làm tắc ruột, thủng ruột, gây viêm phúc mạc. Gà con bị nhiễm sán thường thể hiện viêm ruột cấp và chết với tỉ lệ cao.

Theo Phan Lục và cs., (2005) [36], gà nhiễm sán dây niêm mạc thường vàng nhạt do thiếu máu, xác chết gầy còm. Khi mổ khám đường tiêu hóa, thành ruột dày lên, có chấm xuất huyết, bề mặt niêm mạc ruột có nhiều niêm dịch, hôi thối, có những mụn lấm tấm, có khi thấy nhiều sán bám vào niêm mạc ruột.

1.3.4.3 Bệnh tích của gà bị bệnh giun tròn

Salam S.T. và cs., (2009) [90] nghiên cứu bệnh do Acuaria hamulosa ở đàn gà tại Kashmir (Ấn Độ) cho biết: Biểu hiện bệnh tích vi thể rõ ở tuyến dạ dày cơ (niêm mạc và lớp dưới niêm mạc dày lên, xuất hiện nhiều tế bào Lympho, monocyte, tế bào Plasma và nhiều tế bào Eosinophile).

Theo Menezes và cs., (2003) [80] điều tra ở đàn gà lôi và gà nhà tại bang Rio de Janeiro (Brazil), biểu hiện bệnh tích vi thể do Acuaria hamulosa ở dạ dày cơ rất nặng, đó là các vết loét, điểm xuất huyết, niêm mạc và lớp dưới niêm mạc dày, đã tiến

đàn gà đến 6 tháng, kết quả cho thấy giun gây ra biến đổi bệnh lý nặng ở dạ dày cơ. Permin A. và cs., (1999) [85] cho biết: Tetrameres fissispina gây phù tại dạ dày tuyến, viêm, xuất huyết và hoại tử ở dạ dày.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs., (2009) [23], gà bị nhiễm T. fissispina khi mổ khám thấy dạ dày tuyến và dạ dày cơ sưng to. Dạ dày tuyến cứng hơn bình thường, cũng có khi dạ dày teo nhỏ, hoại tử. Niêm mạc dạ dày cơ viêm xuất huyết, trong lòng dạ dày chứa nhiều dịch nhày lẫn máu. Niêm mạc dạ dày có những khối u, mổ ra có giun bên trong.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 39 - 41)