Triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh giun sán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 136 - 138)

C. obsignata

T. fissispina

3.3.1 Triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh giun sán

Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của một số gà mắc bệnh giun sán (những gà mắc bệnh điển hình). Kết quả được thể hiện ở bảng 3.29.

Bảng 3.29 cho thấy: gà mắc bệnh giun sán có các biểu hiện chung: 1. Gầy yếu, lông xơ, gà chậm chạp, ăn uống giảm, suy dinh dưỡng; 2. Phân lỏng và dính bết ở lông đuôi quanh lỗ huyệt. 3. Da và niêm mạc nhợt nhạt, thiếu máu, gà yếu, chậm lớn, năng suất và chất lượng thịt, trứng giảm…

Gà mắc bệnh sán lá sinh sản do Prosthogonimus ngoài các triệu chứng trên còn có các biểu hiện rối loạn sinh sản như: Giảm tỉ lệ đẻ, trứng có vỏ mỏng, dễ vỡ; gà nhiễm sán nặng vỡ trứng trong tử cung dẫn đến viêm phúc mạc làm chết gà…

nghiên cứu

sán nhiễm/gà

1 20

Ascaridia galli 41 - 67 Gà gầy yếu, lông khô và xơ; da và niêm mạc nhợt nhạt, vận động chậm chạp, tiêu chảy, phân bám ở lông quanh lỗ huyệt, ăn uống kém…

Heterakis gallinarum 124- 167

Capillaria obsignata 69 - 87

2 12

Prosthogonimus ovatus 17 - 23 Gà gầy yếu, chậm chạp, ăn kém, hay uống nước. vỏ trứng mỏng, dễ vỡ. một số tiêu chảy. Tỉ lệ đẻ giảm, trứng vỡ lẫn với phân bám quanh lỗ huyệt

P. cuneatus 8 - 14

Echinostoma revolutum 18 - 25

E. miyagawai 15 - 27

3 22

R. (R.) echinobothrida 68 - 93 Gà gầy yếu, còi cọc, chậm sinh trưởng. Thường xuyên tiêu chảy, ăn uống kém, Lông xơ, da và niêm mạc khô nhợt…

R. (P.) tetragona 43 - 56

R. (S.) cesticillus 35 - 51

4 7 Oxyspirura mansoni 9 - 19

Gà đau mắt, ngứa mắt, hay lấy chân gãi mắt, mắt có nhử, bứt rứt khó chịu, đứng nằm không yên, kém ăn, gầy sút…

Gà mắc bệnh giun mắt Oxyspyrura mansoni đau mắt, ngứa mắt, chảy rỉ mắt, có thể dẫn đến viêm và mù mắt. Gà còi cọc chậm lớn, giảm năng suất và chất lượng thịt, trứng.

Khi nghiên cứu ký sinh trùng đường ruột ở gà nuôi thả vườn, Gary D.Butcher ( 1963) [66] nhận định: Có 3 loài giun tròn gây hại nhất, trong đó giun đũa gà Ascaridia galli gây tổn thương lớn, nếu nhiễm nặng, gà có thể tắc ruột mà chết. Giun kim Heterakis gallinarum có trong manh tràng cũng có thể gây ảnh hưởng lớn vì nó mang mầm bệnh Histomonas melegridis gây bệnh đầu đen và gây chết gà tây. Gà tây ăn phải trứng giun kim có chứa mầm bệnh Histomonas hoặc ăn

phải giun đất đã nuốt trứng giun kim có chứa mầm bệnh. Do đó, người ta khuyến cáo không nên để chuồng gà gần chuồng gà tây hoặc cho chăn thả gà tây vào khu vực chuồng trại đã nuôi gà từ trước. Giun tóc Capillaria spp. gây xuất huyết và làm thành ruột dầy lên dẫn tới hấp thu thức ăn kém và sinh trưởng chậm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w