Chu trình phát triển gián tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 27 - 28)

- Giun tóc gà (E. annulatus, C. caudinflata)

Chu kỳ phát triển qua vật chủ trung gian là giun đất. Gà mắc bệnh do ăn phải giun đất có mang ấu trùng.

Trứng theo phân ra ngoài, phát triển chậm thành ấu trùng giai đoạn I trong vỏ trứng. Khi giun đất ăn phải trứng giun tóc, ấu trùng giai đoạn I sẽ phát triển đến giai đoạn ấu trùng cảm nhiễm, 14 - 21 ngày sau chui khỏi trứng vào các tổ chức liên kết hoặc xoang cơ thể.

- Giun khí quản (Syngamus trachea)

Cả giun đực và cái đều sống ở khí quản vật chủ, giun cái bám vào thượng bì nhờ túi miệng, con đực cắm đầu vào bề dầy của niêm mạc. Giun đực và giun cái đều sống bằng hút máu ở những mạch máu nhỏ khí quản, do đó có màu đỏ thẫm. Trứng do giun cái đẻ rơi vào khí quản. Khi gà ho, trứng lên đến hầu, một phần lớn qua đường tiêu hoá theo phân hoặc theo chất khạc ra ngoài, một phần nhỏ rơi vào miệng hoặc mũi.

nhanh hay chậm tuỳ theo điều kiện khí hậu. Trứng nở ra và tiếp tục phát triển đến giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng có thể sống ở môi trường ngoại cảnh, ít hoạt động và dễ bị huỷ hoại; hoặc sau khi nở ấu trùng bị vật chủ chứa nuốt phải (gồm nhiều loại động vật không xương sống: ốc Helicidae, Limnaeidae, tiết túc ăn phân, giun đất…). Vào cơ thể vật chủ chứa, ấu trùng chui vào thành ruột, di hành trong xoang cơ thể, cuối cùng chui vào trong tế bào cơ. Tại đây, chúng đóng kén và có thể sống lâu năm, gà ăn phải các vật chủ chứa này sẽ nhiễm bệnh.

Giai đoạn bên trong: Khi vào cơ thể gà, ấu trùng di hành từ ống tiêu hoá qua tuần hoàn tới khí quản, 10 - 12 ngày sau thành giun trưởng thành.

- Các loài giun tròn thuộc giống Tetrameres

Chu kỳ phát triển qua vật chủ trung gian là giáp xác Daphania pulex và Gammarus pulex. Trong chu kỳ phát triển, ngoài các vật chủ trung gian là giáp xác

còn có thể có mặt của vật chủ chứa là cá. Chu kỳ phát triển của loài Tetrameres fissispina có sự tham gia của vật chủ chứa là các loài tôm, cá hoặc bộ chân chèo

(Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1996) [6], (Đào Hữu Thanh, 1996) [42].

1.3 Bệnh giun sán ở gà

1.3.1 Đặc điểm dịch tễ học bệnh giun sán ở gà

1.3.1.1 Đặc điểm dịch tễ học bệnh sán lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w