Bệnh sán lá đường tiêu hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 28 - 30)

Bệnh do sán lá thuộc họ Echinostomatidae gây nên, đây là những loài sán lá ruột gặp phổ biến ở các nước trên thế giới (Nguyễn Thị Lê, 2000) [32]. Ở nước ta, gà ở nhiều nơi nhiễm sán lá, đặc biệt là ở vùng đồng bằng, nhất là những nơi nhiều ao, hồ, ruộng nước… Bệnh phát quanh năm nhưng gia cầm mắc bệnh thường tăng vào mùa ấm áp, khi nhuyễn thể và nòng nọc phát triển nhiều. Cuối mùa thu và mùa đông, nhiệt độ giảm xuống, số lượng nhuyễn thể và nòng nọc giảm đi, gia cầm ít tiếp xúc với mầm bệnh nên mức độ nhiễm sán cũng giảm. Gà ở vùng đồng bằng nhiễm nặng hơn vùng núi và trung du. Tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi.

nhiều loài thú, chim hoang. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, do con vật ăn phải ấu trùng sán gây nhiễm lẫn vào thức ăn, nước uống.

Metacercaria trong nhuyễn thể, có thể sống qua đông (ở những nhuyễn thể không chết), đến mùa xuân năm sau vẫn có sức gây bệnh.

Echinostoma revolutum là loài phân bố rộng với tỉ lệ nhiễm biến động từ

16,70% đến 27,19%. Đây là loài sán lá ruột ký sinh trên nhiều loài vật chủ như mòng két, gà, gà tây, bồ câu, cu gáy, chim, chuột rừng, chuột đồng, lợn, chó và người (Nguyễn Thị Lê và Đỗ Đức Ngái, 1993) [28]; (Nguyễn Thị Lê, 2000) [32]. Điều tra tỉ lệ nhiễm ở đàn gà tại tỉnh Nghĩa Lộ đã phát hiện 6,2% gà mắc bệnh (Phan Lục, 1972) [35], tại Nam Hà là 17,5% (Phan Lục, 1971) [34], tại Hà Bắc là 10,3% (Bùi Lập và cs., 1968) [17], tỉ lệ gà mắc bệnh là 23,4% (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996) [8].

Echinostoma miyagawai có tỉ lệ nhiễm chung là 22,75%, đây là kết quả khảo

sát thành phần loài sán lá ở chim và thú thuộc các vùng phía Nam Việt Nam (Nguyễn Thị Lê, 1991) [27]. Điều tra trên đàn gà tại tỉnh Nghĩa Lộ đã phát hiện 8,7% gà mắc bệnh (Phan Lục, 1972) [35], tại Nam Hà là 24,9% (Phan Lục, 1971) [34], tại Hà Bắc là 23,0% (Bùi Lập và cs., 1968) [17].

Echinoparyphium recurvatum có tỉ lệ nhiễm chung là 16,53% và là loài phát hiện ở nhiều vùng trong nước. Tỉ lệ nhiễm biến thiên từ 13,40% đến 20,74% (Nguyễn Hữu Hưng, 2006) [7].

Hypoderaeum conoideum có tỉ lệ nhiễm chung là 23,4%. Loài này ký sinh

trên các vật chủ như mòng két, ngan, ngỗng, gà và người (Nguyễn Thị Lê, 1989) [26]. Kết quả khảo sát của một số tác giả cho thấy, đây là loài ký sinh phổ biến trên vịt ở Việt Nam (Nguyễn Thị Lê, 1983 [24]; Nguyễn Thị Lê và cs., 1996) [30]. Bệnh do sán lá thuộc họ Brachylaemidea, loài B. vietnamensis ký sinh ở ruột gà đã được phát hiện ở Huế (Trịnh Văn Thịnh, 1963, 1966, 1977 [44], [45], [46]; Nguyễn Thị Lê 1995, 1996) [29], [30]. Loài B. Commutatus đã được phát hiện ở Bắc Bộ (Houdemer E. F., 1938 [97]; Trịnh Văn Thịnh, 1963 [44]; Nguyễn Thị Lê 1995, 1996) [29], [30].

Sán lá thuộc họ Notocotylidae, loài N. aegyciacus ký sinh ở manh tràng vịt, ngan và gà đã được phát hiện ở Hải Phòng, tỉ lệ nhiễm chung 11,63% (Nguyễn Thị Lê, 1983) [24]. Loài N. intestinalis đã được phát hiện trên toàn quốc (Nguyễn Thị Lê, 1983) [24]. Loài N. attenuatus đã được phát hiện ở gà của Nam Hà (Phan Lục, 1971) [34], Hà Bắc (Bùi Lập và cs., 1968) [17]. Loài Cattaropis verrueosa đã được phát hiện ở Bắc Bộ với tỉ lệ nhiễm thấp (5,87%). Tỉ lệ nhiễm biến động từ 1,98% đến 9,95% (Houdemer, 1938) (dẫn theo Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái, 1978) [47]. Sán lá ký sinh ở ruột già, ở manh tràng và trực tràng (Nguyễn Thị Lê 1995, 1996) [29], [30].

Bệnh do loài Philophthalmus gralli ký sinh ở kết mạc mắt được phát hiện với tỉ lệ nhiễm chung là 9,38% và là loài có vòng đời phát triển qua một vật chủ trung gian là ốc nước ngọt Melanoides tuberculatus (Nguyễn Thị Lê và Đỗ Đức Ngái, 1993) [28]. Tại Nghĩa Lộ gà nhà có tỉ lệ nhiễm là 3,7% (Phan Lục, 1972) [35], tại Nam Hà là 4,1% (Phan Lục, 1971) [34], tại Hà Bắc là 1,6% (Bùi Lập và cs., 1968) [17]. Loài này ký sinh ở kết mạc mắt gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu. Nguyễn Thị Lê (1991) [27] khi nghiên cứu sán lá ký sinh ở chim và thú vùng phía Nam Việt Nam cho biết, loài này được phát hiện ở gà thuộc các tỉnh Hậu Giang, Minh Hải.

Wannapinyosheep và cs., (2002) [95] qua điều tra tình hình nhiễm giun sán ở gà tại Thái Lan thấy vị trí giun sán ký sinh ở ruột như sau: ở tá tràng 0%, không tràng 66,67%, hồi tràng 33,37%, ruột già 0%, ruột thừa 0%. Tỉ lệ nhiễm sán lá

Hypoderaeum conoideum là 1,38%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w