Phân gà là nguồn phát tán trứng giun sán ra môi trường, vì vậy phải thu gom và xử lý bằng phương pháp ủ nhiệt sinh học (1000 kg phân gà + 100 kg phân xanh +

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 152)

kg vôi bột, ủ thành đống hoặc đưa xuống hố ủ, ngoài cùng phủ một lớp đất bùn dày 2 - 3 cm). Sau 3 - 4 ngày, nhiệt độ đống ủ tăng lên 55 - 650C, phân được ủ 15 - 20 ngày sẽ giết chết hầu hết các loại trứng, ấu trùng giun sán và các vi sinh vật có hại.

- Phân gà nếu không được ủ nhiệt thì không được bón cho cây trồng ở gần khu vực nuôi thả gà, để tránh lây nhiễm giun sán cho gà.

3.5.2.3 Diệt vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán cho gà

- Một số loài côn trùng và nhuyễn thể (kiến, ruồi, bọ hung, chuồn chuồn, ốc, giun đất...) là những vật chủ trung giun của các loài sán dây, giun tròn, sán lá. Vì vậy, phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và định kỳ diệt các động vật này trong môi trường chăn nuôi gà, ngăn không cho gà tiếp xúc với vật chủ trung gian để tránh lây nhiễm giun sán.

- Đặc biệt lưu ý các biện pháp phòng và diệt côn trùng ở khu vực chuồng trại nuôi gà và môi trường xung quanh

3.5.2.4 Chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình khoa học, tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm cho gà

- Việc chăm sóc, nuôi dưỡng phải phù hợp với từng đối tượng gà. Thức ăn, nước uống cho gà phải đủ về lượng và chất, cân đối các thành phần dinh dưỡng - protein, lipit, gluxit, khoáng và vitamin theo yêu cầu của từng lứa tuổi gà. Thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh và không có các tác nhân gây bệnh.

- Thực hiện tốt việc phòng và trị các bệnh truyền nhiễm và các bệnh ký sinh trùng khác cho gà, tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (Cúm gia cầm, Newcastle, Tụ huyết trùng, Gumboro...) để nâng cao sức kháng bệnh cho gà. Định kỳ vệ sinh tẩy uế chuồng trại và môi trường chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh thú y, giúp cho gà khoẻ mạnh, sinh trưởng phát triển tốt.

3.5.2.5 Định kỳ tẩy giun sán dự phòng cho gà

- Tẩy giun sán dự phòng vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa có tác dụng trị bệnh cho gà. Cần căn cứ điều kiện cụ thể của từng cơ sở chăn nuôi và từng đối tượng gà để bố trí việc tẩy giun sán cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 152)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w