Nghiên cứu sự phát tán của trứng giun sán gà ở môi trường chăn nuô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 108 - 113)

- Định loại giun sán dựa trên đặc điểm hình thái học quan sát, mô tả, đo và vẽ

3.1.10Nghiên cứu sự phát tán của trứng giun sán gà ở môi trường chăn nuô

Bảng 3.6 Cường độ nhiễm các lớp giun sá nở gà thả vườn

3.1.10Nghiên cứu sự phát tán của trứng giun sán gà ở môi trường chăn nuô

3.1.10.1 Tỉ lệ, cường độ nhiễm trứng giun sán ở nền chuồng gà theo các vùng sinh thái khác nhau

Xét nghiệm 360 mẫu cặn nền chuồng ở 3 vùng sinh thái của hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang; kết quả 218/360 mẫu được phát hiện có trứng giun sán, chiếm 60,56%. Cường độ nhiễm 18,44 trứng/gam mẫu (min - max: 1 - 71 trứng/g). Kết quả được thể hiện ở bảng 3.27; hình 3.14 và hình 3.15.

Bảng 3.27. Biến động tỉ lệ, cường độ nhiễm trứng giun sán ở nền chuồng gà theo các vùng sinh thái

TT Vùng sinh thái Số mẫu cặn kiểm tra Số mẫu nhiễm trứng giun sán Tỉ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm Số trứng giun sán/g mẫu Min - Max 1 Đồng bằng 120 91 75,83 27,03 1 - 71 2 Trung du 120 69 57,50 12,75 1 - 33 3 Miền núi 120 58 48,33 9,12 1 - 28 Tính chung 360 218 60,56 18,44 1 - 71

Kết quả ở bảng 3.27 cho thấy: Cặn nền chuồng gà ở vùng đồng bằng có tỉ nhiễm trứng giun sán 75,83% và cường độ nhiễm 27,03 trứng; vùng trung du 57,50% và 12,75 trứng; vùng miền núi 48,33% và 9,12 trứng/gam mẫu.

Chỉ số chênh lệch tỉ lệ và cường độ nhiễm trứng giun sán giữa nền chuồng gà vùng đồng bằng với vùng trung du là 18,33% và 14,28 trứng; với vùng núi là 27,50% và 17,91 trứng; giữa vùng trung du và miền núi là 9,17% và 3,63 trứng/g mẫu. Từ kết quả trên chúng tôi có nhận xét:

Hình 3.14. Tỉ lệ nhiễm trứng giun sán ở nền chuồng gà theo các vùng sinh thái tại hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang

Hình 3.15. Cường độ nhiễm trứng giun sán ở nền chuồng gà theo các vùng sinh thái tại hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang

- Nền chuồng gà ở vùng đồng bằng có tỉ lệ và cường độ nhiễm trứng giun sán cao nhất, sau đó là vùng trung du, thấp nhất là vùng núi, điều này được lý giải bởi các nguyên nhân sau:

1. Gà ở vùng đồng bằng có tỉ lệ và cường độ nhiễm giun sán, đặc biệt là nhiễm giun tròn cao hơn hẳn so với vùng trung du và miền núi.

2. Diện tích chuồng nuôi gà và vườn trại ở vùng đồng bằng nhỏ hẹp hơn nhiều lần so với vùng trung du và miền núi; gà sống trong phạm vi hẹp nên mật độ thải trứng giun sán cũng cao hơn.

- Tỉ lệ và cường độ nhiễm trứng giun sán ở nền chuồng gà vùng trung du và miền núi chênh lệch nhau không lớn và thấp hơn hẳn so với vùng đồng bằng, điều này được lý giải:

1. Tỉ lệ và cường độ nhiễm giun tròn của gà ở hai vùng này thấp hơn vùng đồng bằng;

2. Diện tích chăn thả gà rộng nên mật độ thải trứng giun sán của gà trên một đơn vị diện tích cũng thấp hơn.

biệt nhau không nhiều nên tỉ lệ và cường độ nhiễm trứng giun sán ở nền chuồng cũng có sự khác biệt không lớn.

3.1.10.2 Tỉ lệ và cường độ nhiễm trứng giun sán ở sân chơi của gà theo các vùng sinh thái khác nhau

Xét nghiệm 360 mẫu đất sân chơi tại 3 vùng sinh thái, kết quả cho thấy: 51/360 mẫu có trứng giun sán, chiếm 14,17%; cường độ nhiễm 3,04 trứng/gam đất. Kết quả thể hiện ở bảng 3.28.

Chỉ số chênh lệch tỉ lệ và cường độ nhiễm trứng giun sán giữa mẫu đất sân chơi ở vùng đồng bằng với vùng trung du là 9,16% và 0,61 trứng; với vùng miền núi là 10,00% và 0,82 trứng; giữa vùng trung du và miền núi là 0,84% và 0,21 trứng.

Bảng 3.28. Tỉ lệ, cường độ nhiễm trứng giun sán ở sân chơi của gà theo các vùng sinh thái

TT Vùng sinh thái Số mẫu đất kiểm tra Số mẫu nhiễm trứng giun sán Tỉ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm Số trứng giun sán/ 1g đất Min - Max 1 Đồng bằng 120 25 20,83 3,40 1 - 21 2 Trung du 120 14 11,67 2,79 1 - 18 3 Miền núi 120 12 10,83 2,58 1 - 17 Tính chung 360 51 14,17 3,04 1 - 21

Từ kết quả trên cho thấy:

- Tỉ lệ và cường độ nhiễm trứng giun sán ở sân chơi của gà rất thấp. Điều này có thể lý giải:

1. Lượng trứng giun sán của gà ở sân chơi được phân tán trên một diện tích rộng;

2. Do tác động của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng, trứng giun sán chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ở đất sân vườn, nên khi xét nghiệm cho kết quả thấp.

- Chỉ số chênh lệch tỉ lệ và đặc biệt là cường độ nhiễm trứng giun sán ở đất sân chơi giữa vùng đồng bằng và các vùng khác không cao, vì số trứng giun sán/mẫu không lớn nên cũng không thể có sự khác nhau nhiều.

Mức độ nhiễm trứng giun sán ở nền chuồng và sân chơi của gà có liên quan trực tiếp đến tỉ lệ, cường độ nhiễm giun sán ở gà. Gary D.Butcher (1963) [66] nhận định: Mật độ trứng ký sinh trùng có ở môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh cho gà. Vì vậy, cần chú ý vấn đề vệ sinh nền chuồng và sân chơi của gà, nhằm giảm thiểu lượng trứng giun sán ngoài môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 108 - 113)