Cơ sở lý luận của việc phòng trừ bệnh giun sán cho gà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 151 - 152)

- Thí nghiệm

3.5.1Cơ sở lý luận của việc phòng trừ bệnh giun sán cho gà

Gà là loài vật nuôi được chăn thả trên phạm vi rộng, đặc biệt là gà thả vườn và gà nuôi bán công nghiệp. Thức ăn, nước uống của gà thường tiếp xúc với đất và phân gà, trong đó có lẫn trứng giun sán. Đặc tính của gà là thích đào bới để tìm và ăn các loại côn trùng, giun đất, giáp xác, nhuyễn thể, đó là những ký chủ trung gian truyền bệnh giun sán cho gà. Như vậy, trong quá trình sinh sống, gà rất dễ nhiễm giun sán từ môi trường chăn thả.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Gà thả vườn, gà nuôi bán công nghiệp và gà công nghiệp sinh sản nuôi trên nền chuồng nhiễm giun sán khá cao. Gà thả vườn nhiễm 90,69% và 33,34 giun sán/gà; gà nuôi bán công nghiệp nhiễm 42,50% và 6,06 giun sán/gà; gà công nghiệp sinh sản nuôi nền nhiễm 77,92% và 7,77 giun sán/ 1 gà nhiễm.

Một số tác giả nghiên cứu về ảnh hưởng của giun sán đối với sức sản xuất của gà cho biết: Giun sán làm giảm năng suất thịt, trứng của gà từ 25 đến 40%, Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) [47]. Những tác hại của giun sán gây ra cho gà là rất lớn, vì vậy cần đặc biệt coi trọng việc phòng trừ giun sán cho gà.

Việc phòng trừ giun sán cho gà phải nhằm đạt được các mục tiêu: 1. Tiêu diệt giun sán, kể cả giun sán non và ấu trùng giun sán ký sinh ở gà. 2. Tiêu diệt trứng và ấu trùng giun sán ở môi trường chăn thả gà. 3. Phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của trứng và ấu trùng giun sán từ môi trường ngoài vào khu vực gà sinh sống. 4.

ngăn ngừa gà tiếp xúc và ăn phải trứng, ấu trùng giun sán và các ký chủ trung gian truyền bệnh giun sán. Như vậy, quy trình phòng trừ bệnh giun sán cho gà phải được thực hiện một cách thường xuyên và bao gồm các biện pháp tổng hợp.

1. Thường xuyên vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, sân chơi và bãi chăn thả gà, nơi cho gà ăn, uống. Vệ sinh thức ăn, nước uống cho gà...

2. Xử lý phân và chất độn chuồng để diệt trứng và ấu trùng giun sán.

3. Diệt các ký chủ trung gian truyền bệnh giun sán trong khu vực chăn thả gà và khu vực xung quanh.

4. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nâng sức kháng bệnh cho gà.

.5. Định kỳ tẩy giun sán cho gà, điều trị cho những gà mắc bệnh giun sán.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 151 - 152)