Sử dụng các biện pháp diệt vật chủ trung gian của giun sán là những loài nhuyễn thể, côn trùng dưới nước và giáp xác. Người ta thường dùng các loại hoá dược diệt côn trùng phun vào môi trường khi tạm ngừng không chăn thả gia cầm (Kaufmann J., 1996) [72].
Sử dụng luân canh, luân phiên vườn, bãi chăn thả hoặc để trống chuồng một thời gian nhất định trong chăn nuôi để giảm bớt sự tồn tại và lây truyền mầm bệnh.
Xử lý phân gia cầm để diệt trứng và ấu trùng giun sán. Hàng ngày dọn sạch phân và rác ở chuồng nuôi, vun thành đống cao và rộng 1,5 - 2 m, đắp đất kín dày 10 - 15 cm, để sau 3 - 4 tuần nhiệt độ đống ủ tăng lên 60 - 700C sẽ làm chết trứng và ấu trùng giun sán, ấu trùng ruồi và các loại vi khuẩn gây bệnh. Có thể cho thêm tro bếp, vôi và lá xanh vào để tăng thêm nhiệt độ đống ủ; hoặc đào hai hố ủ phân cạnh nhau ở phía sau chuồng nuôi, hàng ngày dọn phân xuống một hố, khi đầy thì trát kín miệng bằng lớp bùn dày 5 cm, sau 3 - 4 tuần nhiệt độ hố ủ tăng lên 450C sẽ có tác dụng diệt trứng giun sán (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996) [8].
Chăm sóc, nuôi dưỡng hợp vệ sinh
- Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống đủ về số lượng và chất lượng. Bổ sung thêm các loại vitamin và nguyên tố vi lượng phù hợp với từng lứa tuổi của gà.
- Thực hiện vệ sinh thú y chuồng trại và môi trường chăn nuôi gà. Chuồng nuôi gà phải giữ sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng loại gà khác nhau.
Chương 2