Biến đổi bệnh tích vi thể do giun sán gây ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 139)

C. obsignata

3.3.3Biến đổi bệnh tích vi thể do giun sán gây ra

T. fissispina

3.3.3Biến đổi bệnh tích vi thể do giun sán gây ra

Lấy mẫu ruột gà làm tiêu bản nhuộm HE (Haematoxylin Eosin) để kiểm tra biến đổi bệnh tích vi thể do giun sán gây ra. Kiểm tra bệnh tích trên kính hiển vi quang học, kết quả cho thấy:

1. Đối với nhóm giun tròn, có sự hiện diện của lát cắt giun trong ruột hình tròn, hoặc hình elip (Tùy theo chiều cắt tiêu bản). Cấu tạo lát cắt ngang của giun tròn gồm: 1. Lớp vỏ cơ bì bên ngoài (gồm 3 lớp là lớp da, lớp biểu mô và lớp cơ); 2. Các cơ quan bên trong (gồm ống tiêu hóa, bộ máy bài tiết, hệ thần kinh, bộ máy sinh thực và bộ máy sinh sản).

- Khi giun ký sinh trong ruột, chúng chiếm đoạt chất dinh dưỡng của gà, đồng thời gây ra những tổn thương cơ học và tiết độc tố làm hại vật chủ, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở gà…

- Biến đổi vi thể ở ruột gà cho thấy, giun đã phá hủy các tế bào biểu mô của ruột, gây hoại tử và bong tróc niêm mạc ruột, gây viêm và làm xuất hiện nhiều đám tế bào heterophil thẩm nhiễm mà bình thường không có. Loại tế bào này là chỉ báo điển hình cho vật chủ nhiễm ký sinh trùng. Trường hợp bệnh nặng gây ra các đám xuất huyết ở ruột nên thấy nhiều hồng cầu tụ tập thành các đám ngoài mạch quản ở lớp biểu mô (niêm mạc và hạ niêm mạc). Nếu thời gian gây viêm kéo dài sẽ gây hiện tượng tăng sinh của các tổ chức liên kết, làm biến dạng lớp biểu mô, không còn cấu trúc vi thể như bình thường, làm mất hoặc giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, do vậy con vật sẽ còi cọc.

Một số hình ảnh bệnh tích vi thể ruột gà nhiễm giun tròn

Hình 3.61. Giun (1), tế bào biểu mô tăng sinh (2) (phóng đại 40 lần)

Hình 3.62. Giun (1), tế bào biểu mô tăng sinh (2), đám tế bào viêm heterophil (3) - (phóng đại 100 lần)

Hình 3.63. Giun (1), tế bào biểu mô tăng sinh (2), đám tế bào viêm heterophil

(3) (phóng đại 200 lần)

Hình 3.64. Giun (1), tế bào biểu mô tăng sinh (2), đám tế bào viêm heterophil (3) (phóng đại 400 lần)

2. Đối với nhóm sán dây thấy có sự hiện diện của lát cắt sán dây trong ruột. Cấu tạo của sán dây thân dẹt, có lớp vỏ cơ bì bên ngoài gồm lớp da kitin, một lớp dưới da và một lớp tổ chức liên kết, các cơ quan bên trong gồm: Bộ máy bài tiết, hệ thần kinh, bộ máy sinh thực và bộ máy sinh sản lưỡng tính.

- Khi sán dây ký sinh trong ruột, các giác bám bám chặt vào ruột, lấy chất dinh dưỡng qua bề mặt cơ thể, đồng thời chúng cũng gây ra những bệnh tích và tiết độc tố làm hại vật chủ, gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cho gà

- Biến đổi vi thể ở ruột cho thấy sán dây đã phá hủy các tế bào biểu mô của ruột làm hoại tử và bong tróc niêm mạc ruột, gây viêm và làm xuất hiện nhiều đám tế bào heterophil thẩm nhiễm. Trường hợp bệnh nặng gây ra xuất huyết trong lớp biểu mô thậm chí cả lớp cơ của ruột nên thấy nhiều hồng cầu tụ tập thành các đám ngoài mạch quản. Nếu thời gian gây viêm kéo dài sẽ gây nên hiện tượng tăng sinh các tổ chức liên kết làm biến dạng lớp biểu mô, mất hoặc giảm chức năng hấp thu chất dinh dưỡng, do vậy con vật sẽ còi cọc, thiếu máu tương tự như bệnh giun tròn.

Một số hình ảnh bệnh tích vi thể ruột gà nhiễm sán dây

Hình 3.65. Sán dây (mũi tên xanh lá cây), tế bào biểu mô bong tróc, tăng sinh (mũi tên xanh đậm), xuất huyết (mũi tên

đen) (phóng đại 40 lần)

Hình 3.66. Sán dây (mũi tên xanh lá cây), tế bào biểu mô tăng sinh, bong

tróc (mũi tên xanh đậm) (phóng đại 40 lần)

Hình 3.67.Sán dây (mũi tên xanh lá cây), tế bào biểu mô tăng sinh (mũi tên

xanh đậm) (phóng đại 100 lần)

Hình 3.68. Sán (Sán dây (mũi tên xanh lá cây), tế bào biểu mô bong tróc (mũi

tên xanh đậm) (phóng đại 400 lần)

3.4 Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun sán ở gà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 139)