9. Kết cấu của Luận văn
2.2. Chủ trƣơng, định hƣớng của tỉnh Sóc Trăng về việc ứng dụng công nghệ
nghệ trong sản xuất lúa.
Thực hiện Nghi ̣ quyết Đa ̣i hô ̣i Tỉnh Đảng bô ̣ Sóc Trăng lần thƣ́ XII (giai đoạn 2010-2015) nông nghiệp tiếp tục đƣợc xác định là nền tảng. Ngành Nông nghiệp đang tập trung phát triển sản xuất hàng hóa có chất lƣợng và hiệu quả cao, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trong đó các vấn đề đƣợc quan tâm là: Triển khai đề án “Phát triển vùng lúa đặc sản tỉnh Sóc Trăng đến năm 2015”; Nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn; đầu tƣ vùng sản xuất lúa ƢDCN cao; Triển khai thực hiện đề án “Cơ giới hóa các khâu thu hoạch và sau thu hoạch; Tăng cƣờng các chƣơng trình hợp tác phát triển nông nghiệp, nông thôn; hợp tác nghiên cứu, ƢDCN bảo quản, tiêu thụ hàng nông sản, hợp tác phát triển lĩnh vực cơ giới hóa, ƢDCN sau thu hoạch trong sản xuất nông nghiệp;
Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh Sóc Trăng đã cụ thể hóa bằng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoa ̣n 2011-2015. Các giải pháp cụ thể
41
cũng đã đƣợc đề ra để đạt đƣợc các mục tiêu nêu trên . Đối với lĩnh vực Nông nghiê ̣p, tâ ̣p trung thƣ̣c hiê ̣n Đề án Phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, Đề án Cơ giới hóa các khâu quy hoạch và sau thu hoạch trong sản xuất đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020, Đề án Phát triển giống vật nuôi giai đoạn 2010-2015 và định hƣớng đến năm 2020, Dự án Đầu tƣ xây dựng vùng sản xuất lúa ƢDCN cao, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đảm bảo cho tƣới tiêu và mở rộng việc áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp, các kỹ thuật tiên tiến, qui trình canh tác theo hƣớng GAP.
Về cơ giới hoá, tỉnh Sóc Trăng đang thực hiện chính sách hỗ trợ cho nhà nông mua máy móc phục vụ nông nghiệp theo hai Quyết định 63/2010/QĐ- TTg, ngày 15/10/2010 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản của Thủ tƣớng Chính phủ và Quyết định số 45/QĐHC-CTUBND, ngày 22/01/2012 về việc phê duyệt Đề án cơ giới hóa các khâu thu hoạch và sau thu hoạch trong sản xuất lúa đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 tỉnh Sóc Trăng của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, nếu theo Quyết định số 63 (Hỗ trợ 100% vốn vay và lãi suất trong 2 năm đầu, các năm tiếp theo là 50% nếu xác định tỷ lệ nội địa trên 60%) thì sẽ khó thực hiện vì trong thực tế hiện nay chủng loại máy đáp ứng theo Quyết định phần lớn không đƣợc nông dân chọn để sử dụng. Mặt khác, những loại máy này cũng chƣa đƣợc Bộ Công thƣơng công bố. Năng lực của các máy gặt đập liên hợp sản xuất trong nƣớc không đáp ứng đƣợc cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Trong khi đó, nếu thực hiện theo Quyết định số 45 thì lại có một số điểm chƣa phù hợp với chủ trƣơng của Chính phủ, nhƣng dễ thực hiện vì khả năng thu hồi vốn nhanh, ngân hàng yên tâm khi cho vốn vay và đáp ứng đƣợc nhu cầu của đa số nông dân khi đầu tƣ với số tiền lớn.
Một văn bản hỗ trợ khác là Quyết định 820/QĐHC- CTUBND ngày 07/09/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc phê duyệt dự án hỗ trợ nông dân mua máy gặt đập liên hợp, thực hiện cơ giới hóa khâu thu hoạch trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011-2015.
42
Về các giống lúa mới, thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Tỉnh uỷ Sóc Trăng đã đề ra Chƣơng trình hành động số 22/NQ-TU ngày 07/11/2008, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành Quyết định số 32/QĐ-UBND, ngày 16/02/2009, giao cho Sở Khoa học và công nghệ chủ trì xây dựng và triển khai Đề án nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp, nông thôn; phát triển nông nghiệp công nghệ cao,… Đến nay, Sóc Trăng không chỉ là nơi khảo nghiệm, nhân nhanh các giống cây trồng, vật nuôi từ các viện, trƣờng mà còn là nơi tổ chức thực hiện nhiều đề tài lai tạo, duy trì, thanh lọc các giống lúa. Điển hình là đề tài nghiên cứu “Chọn tạo giống lúa thơm và giống lúa kháng rầy”, các giống lúa quốc gia ST3, giống lúa trúng mùa ST5, bƣớc đầu chọn tạo các dòng lúa nhƣ mong muốn nhƣ ST19, ST20, ST21 phục vụ tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu.
Mới đây, Hội đồng Nhân dân tỉnh Sóc Trăng cũng vừa thông qua Nghị quyết về phát triển 40.000 ha lúa đặc sản tới năm 2015 của Tỉnh, chủ yếu sử dụng giống lúa nhóm ST và Tài nguyên mùa.
Sóc Trăng là địa phƣơng thành công trong quá trình chọn tạo giống lúa ST phù hợp với điều kiện canh tác, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu và đã xây dựng thành công thƣơng hiệu gạo thơm Sóc Trăng. Qua 22 năm nghiên cứu, Sóc Trăng đã chọn ra bộ giống từ ST1 đến ST21, nhƣng theo Tiến sĩ Trần Tấn Phƣơng, Phó Trƣởng phòng Trồng trọt, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, hiện nhiều giống ST đã bị thoái hóa, không còn trồng nữa. Hiện chỉ còn 4-5 giống ST đƣợc nông dân đƣa vào sản xuất. Ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục nghiên cứu, duy trì và phát triển hình dạng hạt, chất lƣợng hạt và bổ sung các tính chất chống chịu phèn, mặn, rầy nâu… cho những giống ST còn ƣu thế; trong đó, ƣu tiên phát triển giống ST19 và ST20 phục vụ yêu cầu xuất khẩu.