9. Kết cấu của Luận văn
2.1.2. Nguồn lực của nông hộ Việt Nam
- Trình độ và khả năng tiếp thu công nghệ của nông hộ
Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, Viện trƣởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, số nông dân giỏi của chúng ta chỉ chiếm khoảng 10%, trung bình là 20%, còn lại là yếu kém, kỹ thuật canh tác của họ rất tùy tiện, và số lƣợng nông dân này đang có xu hƣớng tăng dần. Lực lƣợng lao động nông
18 Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Báo cáoTổng kết công tác khuyến nông toàn quốc năm 2011 và triển khai kế hoạch khuyến nông năm 2012,
33
nghiệp chiếm đến 65% lao động của cả nƣớc và chiếm khoảng 20% GDP. Và nguồn lao động nông nghiệp qua đào tạo trong cả nƣớc chỉ chiếm có 24%, khu vực nông thôn nơi trực tiếp sản xuất chỉ chiếm khoảng 13%, con số này quá thấp.19
Biểu đồ 2.1. Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã đạt đƣợc của dân số từ 15 tuổi trở lên theo giới tính và thành thị/nông thôn
qua đợt Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009.
(Nguồn:http://portal.thongke.gov.vn/khodulieudanso2009/Tailieu/AnPham/
ChuyenKhaoGiaoDuc/Chuong6.pdf)
Theo kết quả của đợt Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009, nếu tính theo khu vực, tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên chƣa qua trình độ đào tạo nào cao nhất là ĐBSCL (93,4%). Những ngƣời chƣa đƣợc đào tạo chủ yếu là lao động cá thể trong các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.20
- Tài lực của nông hộ
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nƣớc, nếu nhƣ năm 2001, dƣ nợ cho vay ở vùng ĐBSCL chỉ đạt 23.430 tỷ đồng thì đến năm 2011, mức dƣ nợ cho vay toàn vùng đã đạt 247.762 tỷ đồng (tăng hơn 10 lần, chiếm 9,41% trong tổng dƣ nợ cho vay của cả nền kinh tế). Trong tổng dƣ nợ này, phần lớn là cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần cải thiện đời sống
19
Theo Nguyễn Huyền, Trình độ sản xuất của nông dân mình quá yếu, http://www.demen.vn/thongtinnongnghi ep/446, ngày cập nhật 15.8.2008
20Theo Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và Nhà ở Trung ƣơng (2010), Báo cáo kết quả chính thức Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009
34
nông dân. Cụ thể, mức dƣ nợ tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn những năm gần đây liên tục tăng và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dƣ nợ với các mức lần lƣợt là 28,2% (năm 2009) và 26,8% (năm 2011).
Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc cung cấp các nguồn vốn cho khu vực nông nghiệp và đối tƣợng nông dân ở ĐBSCL, nhƣng nhìn chung các nguồn vốn thời gian qua vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hƣớng chất lƣợng, bền vững. Và hệ lụy tất yếu là việc ƢDCN vào sản xuất lúa cũng gặp nhiều khó khăn.
Theo nhận định của TS. Lê Văn Bảnh, Viện trƣởng Viện lúa ĐBSCL, sự phát triển của vùng ĐBSCL những năm gần đây nông dân trồng lúa ngày càng nghèo vì phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiên tai, dịch hại; chi tiêu gia đình ngày càng cao do giá cả tăng; đầu tƣ cho sản xuất cao (giá vật tƣ cao, ứng vật tƣ sản xuất trƣớc và trả lại sau khi thu hoạch mùa vụ lãi suất cao, trả lãi ngân hàng và trả nợ); thu nhập thấp do giá bán thấp, thị trƣờng bấp bênh21
.
- Vật lực của nông hộ
Về đất đai, Việt Nam có khoảng 75 triệu thửa đất canh tác đã giao cho 9.259 nghìn hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Tình trạng manh mún đất đai ở nƣớc ta nói chung đang là vấn đề bức xúc và cản trở quá trình dịch chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, cản trở việc ƢDCN vào sản xuất nhƣ san phẳng mặt ruộng bằng tia laser, việc sử dụng cơ giới trong sản xuất…
Thực tế cho thấy, với chủ trƣơng của nhà nƣớc về xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” ngoài việc để tiết tiệm chi phí sản xuất nhƣ phân, giống, nhiên liệu cho việc bơm tƣới nƣớc… thì việc ƢDCN càng khả thi hơn. Nếu nông hộ có diện tích đất canh tác manh mún thì khó thuê mƣớn hoặc tự mua máy móc phục vụ sản xuất do khó khăn vận chuyển và hoạt động máy móc.
21 http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=19244&print=true: Huy Vũ, Để nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long bớt khó khăn vì “khát” vốn, , ngày cập nhật 17.12.2012
35
Về máy móc, cơ giới, ĐBSCL là vùng an ninh lƣơng thực và sản xuất nông nghiệp trong điểm với sản lƣợng lúa chiếm 52% và 90% lƣợng gạo xuất khẩu cả nƣớc, nhƣng điểm yếu nhất là cơ giới hoá trong nông nghiệp chỉ tập trung ở khâu làm đất, vận chuyển và xay xát lúa gạo; còn các khâu gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch lúa thì mức độ cơ giới hoá rất thấp, chủ yếu là lao động thủ công. Hiện nay, khu vực ĐBSCL có khoảng 3.000 máy gặt đập liên hợp, 3.500 máy gặt rải hàng. Năng lực máy móc chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 15% diện tích thu hoạch lúa toàn vùng.
- Tâm lý nông dân
Thứ nhất, nông dân vẫn chƣa thật sự sẵn sàng để tiếp thu và ƢDCN vào sản xuất.
Hàng năm, ngành nông nghiệp phối hợp với các doanh nghiệp hoặc tự mình đứng ra tổ chức hàng trăm mô hình đƣa tiến bộ kỹ thuật ra đồng ruộng, nhằm nâng cao năng suất cây trồng để góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Tuy nhiên, sau khi kết thúc mô hình thì chẳng mấy hộ áp dụng đƣợc vào thửa ruộng của mình. Có rất nhiều nguyên nhân nhƣ:
+ Để đạt đƣợc nhƣ mô hình trình diễn nông dân khó đáp ứng, trong khi vật tƣ đầu vào của nhà nông khá cao, giá bán nông sản lại thấp. Nếu nhà không có ngƣời làm mà phải thuê toàn bộ thì làm ruộng thậm chí còn lỗ.
+ Hiện nay, diện tích ruộng của các hộ nông dân chỉ đạt khoảng 6, 7 sào/hộ nhƣng lại không tập trung, mà nằm ở nhiều xứ đồng khác nhau. Điều đó đã hạn chế việc đƣa tiến bộ kỹ thuật, đƣa cơ giới vào sản xuất.
+ Việc dồn điền đổi thửa mặc dù đã đƣợc tiến hành từ lâu nhƣng hiệu quả đạt đƣợc rất thấp.
+ Tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng. Lực lƣợng lao động trẻ, có trình độ hầu hết đều “ly hƣơng, ly nông” tìm các việc làm khác ở thành phố với mong muốn có thu nhập cao hơn. Họ chỉ quay trở về quê khi vào vụ cấy hoặc thu hoạch.
Thứ hai, nông dân lúc nào cũng ngại tình trạng nhiều ngƣời biết, nhiều ngƣời làm, nếu có hộ đƣa đƣợc giống nào có hiệu quả vào đồng ruộng thì chỉ
36
đƣợc một vài vụ là cả làng, cả xã trồng theo trong khi nhu cầu của thị trƣờng có hạn và lại dẫn đến hiệu quả thấp.