Khái quát tình hình ứng dụng công nghệ tại tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Nhận dạng rào cản ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 42)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3.1. Khái quát tình hình ứng dụng công nghệ tại tỉnh Sóc Trăng

43

Tỉnh ủy Sóc Trăng ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 15-5-1999 về phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sóc Trăng. Trên cơ sở những định hƣớng, mục tiêu chủ yếu của Nghị quyết, UBND tỉnh và các ngành, các địa phƣơng đã xây dựng kế hoạch, các chƣơng trình mục tiêu; tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong đó, tỉnh xác định tập trung đầu tƣ nghiên cứu, từng bƣớc tiếp cận và ứng dụng những thành tựu KH-CN mới, tiên tiến vào thực tiễn là một trong những giải pháp đột phá để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng bền vững. Trong những năm qua, tỉnh đã thực hiện nhiều đề tài khoa học nghiên cứu sản xuất giống lúa, các đề tài ƢDCN sau thu hoạch,... phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Đề tài “Chọn tạo giống lúa thơm và lúa cao sản kháng rầy nâu phục vụ vùng sản xuất lúa tỉnh Sóc Trăng” đƣợc Sở NN&PTNT triển khai từ tháng 01- 2009 với mục tiêu tổng quát là chọn tạo giống lúa thơm có chất lƣợng cao và lúa cao sản kháng rầy phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Đến nay, Sóc Trăng đã nghiên cứu chọn tạo giống lúa quốc gia ST3, giống lúa trúng mùa ST5 có phẩm chất tốt và năng suất rất cao, góp phần nâng cao giá trị lúa hàng hóa của tỉnh; diện tích sản xuất giống lúa thơm ST hai vụ/năm đạt 40.000 ha, ở vùng nhiễm phèn vẫn đạt năng suất từ 6,5 đến 7 tấn/ha.

Những nỗ lực trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện việc nghiên cứu, tiếp cận, ứng dụng những thành tựu KH-CN mới, tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng.

Sản lƣợng lúa năm 2011 đạt trên 2 triệu tấn; diện tích lúa đặc sản đƣợc mở rộng (năm 2011 đạt 60.000 ha, tăng 55.000 ha so với năm 2000); triển khai mạnh mô hình cánh đồng mẫu lớn, đẩy mạnh cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch, sử dụng giống lúa chất lƣợng cao, ứng dụng chƣơng trình “3 giảm - 3 tăng” để giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lúa, chất lƣợng gạo; giá trị sản

44

xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác tăng lên hằng năm, đến năm 2011 đạt 80 triệu đồng/ha.22

Trong năm 2012, diê ̣n tích gieo trồng đa ̣t 365.909 ha/341.850 ha kế hoạch, đa ̣t 107% kế hoạch, tăng 4,85% so với năm 2011, trong đó lúa đặc sản chiếm 15,57%; năng suất bình quân 61,54 tạ/ha, sản lƣợng 2.251.746 tấn, bằng 107,71% so năm 2011, tăng 12,59% so với kế hoạch. Do công tác chỉ đạo sản xuất đƣợc triển khai đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ với địa phƣơng, hƣớng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đặc biệt xây dựng, nhân rộng cánh đồng mẫu riêng vụ Đông Xuân 2012 - 2013 có 51 xã/9 huyện thực hiện với diện tích 10.894 ha/8.374 hộ, trong đó có 16/22 xã điểm xây dựng cánh đồng mẫu với diện tích 2.380 ha/2.250 hộ.23

Tỉnh Sóc Trăng cũng đã tổ chức cho hợp tác xã lúa - tôm Hòa Lời tại huyện Mỹ Xuyên áp dụng 20 ha sản xuất lúa thơm ST theo tiêu chuẩn GobalGAP và đƣợc cấp giấy chứng nhận vào tháng 4/2010;

Với Quyết định số 304/QĐHC-CTUBND, ngày 12/4/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc phê duyệt danh mục kinh phí thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ năm 2010 dự án “Triển khai sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GLOBALG.A.P tại Hợp tác xã Vĩnh Tiền - Vĩnh Biên - huyện Ngã Năm” đã hoàn thành, và ngày 21/6/2011 HTX sản xuất lúa giống và dịch vụ Vĩnh Tiền và 14 nông hộ tham gia sản xuất lúa trên diện tích 32,6 ha đã đạt đƣợc giấy chứng nhận GLOBALG.A.P,…

Cuối năm 2010, số máy gặt đập liên hợp ở Sóc Trăng chỉ là 84 máy thì đến tháng 4/2012 là 478 máy, tăng hơn 5,6 lần trong hơn một năm. Tƣơng tự, trong cùng thời gian trên, diện tích lúa thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp cũng tăng từ 15% lên 75,16%. Lợi ích mang lại từ việc cơ giới hóa khâu thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp là rất lớn về mặt kinh tế. Theo tính toán của

22Theo Võ Minh Chiến, Sóc Trăng chú trọng đầu tư khoa học - công nghệ để tăng cường hiệu quả sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, http://www.tapchicongsan.org.vn, ngày cập nhật 24.8.2012

23 Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng (2013), Báo cáo tổng kết thực hiện Kế hoạch năm 2012 và triển khai Kế hoạch năm 2013.

45

cơ quan chuyên môn, diện tích thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp giảm hao hụt đƣợc 2,1% sản lƣợng thì Sóc Trăng đã giảm hao hụt đƣợc hơn 31 ngàn tấn lúa/năm, bình quân giảm hao hụt đƣợc 105 kg/ha/vụ; nông hộ giảm chi phí thu hoạch đƣợc 1,5 triệu đồng/ha so với thuê lao động thủ công. Ngoài ra, lúa thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp dễ bán, bán đƣợc giá cao, vì lúa sạch hơn, chất lƣợng đồng đều hơn...

Chính những lợi ích kinh tế rất cụ thể trên đã thúc đẩy nông dân trong tỉnh thay đổi biện pháp canh tác, hoàn thiện kết cấu hạ tầng để phù hợp với việc thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Đồng thời còn kích thích nông dân hƣởng ứng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” mà Bộ NN&PTNT đang phát động. Trƣớc tiên, nông dân canh tác trong cùng khu vực có nhu cầu tự liên kết với nhau để xác định thời gian gieo sạ tập trung, bố trí loại giống có thời gian sinh trƣởng phù hợp để việc thu hoạch sau này thuận lợi và hiệu quả nhất. Để cho máy gặt đập liên hợp hoạt động với hiệu suất cao, việc di chuyển phải thuận lợi; trong khi vận hành không bị lầy đòi hỏi hệ thống giao thông, thủy lợi phải đƣợc nông dân trong từng khu vực hợp tác với nhau để hoàn thiện các hệ thống này. Về kỹ thuật canh tác, đòi hỏi nông dân phải thích ứng với việc thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp nhƣ chọn giống tƣơng đối cứng cây, tƣới nƣớc theo phƣơng pháp ƣớt – khô xen kẽ, bón phân cân đối... nhằm hạn chế tình trạng lúa đổ ngã khi thu hoạch.

Đến cuối năm 2012, ngành nông nghiệp đã triển khai đề án phát triển sản xuất lúa đă ̣c sản , ứng dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa và tỷ lệ thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp đến nay trên 75%…. góp phần nâng cao sản lƣợng, chất lƣợng, giá lúa giao động trung bình từ 5.000đồng/kg đến 5.600 đồng/kg lúa khô, đồng thời có chính sách thu mua ta ̣m trƣ̃ 500.000 tấn quy ga ̣o của Chính phủ vụ Hè Thu năm 2012, từ đó đã hạn chế đƣợc tồn đo ̣ng lúa trong dân, nông dân sản xuất có lãi trên 30%.

Một phần của tài liệu Nhận dạng rào cản ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 42)