9. Kết cấu của Luận văn
3.1.4. Rào cản từ tâm lý nông dân
Sản xuất nông nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn, rủi ro và thiếu bền vững. Mặc dù số lƣợng lúa hàng hoá xuất khẩu ngày càng nhiều nhƣng tình trạng “trúng mùa mất giá” “khủng hoảng thừa”, và giá lúa giảm rất mạnh, vật tƣ tăng mạnh, nông dân càng sản xuất nhiều lúa, càng lỗ vốn nên nông dân vẫn nghèo, do đó nghề lúa không còn hấp dẫn và gắn bó với họ. Đa số là hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu đồng bộ và chƣa kết nối đƣợc thị trƣờng. Trong khi chi phí sản xuất tăng cao, giá lúa gạo bấp bênh, yếu tố thời tiết bất thƣờng, nhiều loại dịch hại nguy hiểm xuất hiện khiến ảnh hƣởng nhiều đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Cho nên, mức độ đầu tƣ (nhất là khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng...) cho sản xuất lúa còn thấp và chƣa đồng bộ.
Theo số liệu điều tra của tác giả, diện tích bình quân/hộ là 13,06 ha, có 73 hộ đƣợc tập huấn tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa, nhƣng gần 1/4 số hộ (23,28) không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sau khi đƣợc tập huấn. Điều này cho thấy: Nông dân thờ ơ với việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bảo thủ canh tác theo tập quán cổ truyền, làm theo thói quen. Và tâm lý này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
+ Thiếu vốn đầu tƣ: 56% nông hộ cần vay vốn và 52% nông hộ gặp khó khăn về vốn sản xuất.
68
+ E ngại về đầu ra không ổn định, thiếu bao tiêu sản phẩm, thƣơng lái ép giá: chiếm 46,66% số hộ.
+ Trình độ hạn chế: 62% chủ hộ có trình độ cấp 1.
+ Thiếu hụt lao động: bình quân 2,70 ngƣời sản xuất 13,06 ha lúa.
+ Thiếu máy móc, thiết bị: chỉ có 9,33% số hộ có đáp ứng đủ máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất lúa.
+ Ngại nhiều ngƣời biết, nhiều ngƣời làm: chiếm 42,66% số hộ.
Do đó, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cũng bị hạn chế do tâm lý của nông hộ mà nguyên nhân xuất phát từ: việc thiếu vốn sản xuất, trình độ còn hạn chế, việc thiếu hụt máy móc, thiết bị, giả cả sản phẩm và đầu ra còn bấp bênh.