Nguồn lực của ngành nông nghiệpViệt Nam

Một phần của tài liệu Nhận dạng rào cản ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 28)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1.1 Nguồn lực của ngành nông nghiệpViệt Nam

- Nhân lực ngành nông nghiệpViệt Nam

Tại Hội thảo về đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực lãnh đạo, quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn diễn ra tại Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội ngày 10/4/2010, TS. Nguyễn Thắng, hiệu trƣởng Trƣờng Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 cho biết với số lƣợng 60,7 triệu nông dân, chỉ có 4.847 ngƣời làm công tác khuyến nông chuyên trách hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc;10.543 ngƣời làm công tác khuyến nông không chuyên trách và 15.744 cộng tác viên thôn bản.

Theo GS.TS Đỗ Kim Chung (Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội) dẫn ra kết quả điều tra về năng lực ngƣời làm công tác lãnh đạo và quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn, có đến 61% nhân lực là lãnh đạo, quản lý nông nghiệp trƣởng thành từ các ngƣời làm công tác kỹ thuật, chƣa đƣợc đào tạo bài bản về quản lý; hơn 70% đều tốt nghiệp ở các trƣờng đại học và quản lý hơn 14 năm trở lên, chƣa đƣợc trang bị các kiến thức mới; khoảng 75% chƣa đƣợc đào tạo cơ bản về kiến thức và kỹ năng quản lý nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Trình độ, ngoại ngữ, tin học của đội ngũ này cũng rất hạn chế, đặc biệt ở các huyện nghèo, cùng sâu vùng xa.15

Ngoài ra, nguồn nhân lực hệ thống khuyến nông còn thiếu và hạn chế về năng lực: Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nƣớc tuy đƣợc coi trọng nhƣng còn thiếu nguồn lực, bề dày kinh nghiệm trong việc hoạch định chiến lƣợc và triển khai các hoạt động khuyến nông. Cấp cơ sở mới có 4.847 ngƣời làm công tác khuyến nông chuyên trách hƣởng lƣơng từ nguồn ngân sách nhà nƣớc. Tỷ

15

Theo Hiếu Nguyễn, Lối đi nào cho nhân lực cán bộ ngành NN&PTNN, ttp://gdtd.vn/chan nel/2741/201004/hoi-thao-dao-tao-boi-duong-can-bo-lanh-dao-quan-ly-nnampptnt-loi-di- nao-cho-nhan-luc-can-bo-nganh-nnampptnn-1925096/, ngày cập nhật 10.4.2010

29

lệ ngƣời làm công tác khuyến nông đƣợc đào tạo về nghiệp vụ thấp (khoảng 15%) nên khả năng truyền đạt kiến thức cho bà con nông dân còn hạn chế, nhất là đối với nông dân nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.

Tại ĐBSCL, tính đến năm 2010, đội ngũ nhân lực ngành nông nghiệp tại các cấp xã, phƣờng thị trấn có trình độ cao đẳng, đại học chỉ đạt khoảng 15%; trình độ của một số nhân lực quản lý tại các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp chƣa đáp ứng yêu cầu, thiếu chuyên gia đầu ngành.

- Tài lực cho nông nghiệp Việt Nam

Nông nghiệp Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, vốn tỷ trọng đầu tƣ cho nông nghiệp ngày càng giảm. Tốc độ tăng trƣởng nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2005 giảm xuống 3,7%, năm 2011 ƣớc đạt từ 2,4% - 2,6%. Một trong những nguyên nhân của điều này là do đầu tƣ cho nông nghiệp ngày càng giảm dần, không tƣơng xứng với sự đóng góp của nông nghiệp cho nền kinh tế.

Số vốn đầu tƣ vào ngành nông nghiệp của Nhà nƣớc bị giảm mạnh. Năm 2000, tỷ trọng đầu tƣ vào ngành nông nghiệp chiếm 13,85% tổng đầu tƣ của xã hội, năm 2005 chỉ còn 7,5%, năm 2008 - 6,45%, năm 2009 - 6,26%, và hiện đầu tƣ vào nông nghiệp chỉ chiếm chƣa đến 3% tổng sản phẩm quốc nội.

Với gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn nhƣng kinh phí đầu tƣ cho khuyến nông của Việt Nam rất khiêm tốn. Năm 2012, tổng kinh phí đạt 550 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ nông dân đƣợc đầu tƣ khoảng 2,5USD, trong khi một số quốc gia nông nghiệp trong khu vực nhƣ Thái Lan, Malaysia, Philipin, Indonesia… mức đầu tƣ bình quân từ 50 – 80 USD/hộ nông dân.

Hàm lƣợng khoa học công nghệ đầu tƣ cho nông nghiệp so với các nƣớc trong khu vực thì Việt Nam có mức đầu tƣ thấp nhất. Hàn Quốc chỉ có 2,7 triệu ha đất nông nghiệp, nhƣng hàm lƣợng đầu tƣ khoa học công nghệ tới 660 USD/ha, trong khi đó Việt Nam có đến 9,4 triệu ha nhƣng hàm lƣợng đầu tƣ khoa học công nghệ chỉ khoảng 6 USD/ha.

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Nghi về Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ ở

30

tỉnh Đồng Tháp (năm 2009 - 2010), trong số 15 nhân tố ảnh hƣởng đến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thì nhân tố khả năng tài chính đứng thứ ba sau diện tích đất sản xuất và nguồn lao động.

- Vật lực cho nông nghiệp Việt Nam

Về đất đai, Luật Đất đai năm 2003 đƣợc hoàn thiện và sửa đổi, quyền của ngƣời sử dụng đất đƣợc mở rộng hơn, đƣợc chuyển đổi, chuyển nhƣợng, thừa kế, cho tặng hoặc dùng góp vốn để hình thành pháp nhân mới. Với việc nông dân đƣợc giao quyền sử dụng đất, tăng vốn đầu tƣ và áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, do đó từ năm 1988 đến năm 2012, sản lƣợng lúa liên tục tăng 5%/năm và năm 2011, đã đạt 42,32 triệu tấn, gấp 2,4 lần con số 17 triệu tấn của năm 1988, lƣợng gạo xuất năm 2011 đạt trên 7 triệu tấn.

Bảng 2.1. Dân số nông thôn và bình quân đất nông nghiệp trên đầu ngƣời của Việt Nam16

.

DÂN SỐ NÔNG THÔN VÀ BÌNH QUÂN ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐẦU NGƢỜI CỦA VIỆT NAM

Năm Dân số nông thôn

(triệu ngƣời) Tỷ lệ dân số nông thôn (%) Đất nông nghiệp/khẩu (m2) 1930 16,375 93,1 2.542 1960 25,615 84,8 1.671 1990 45,143 80,6 829 2000 59,065 76,5 680 2005 63,750 75,0 630 2011 59,951 68,2 437 (Nguồn: http://www.tapchitaichinh.vn, 2012)

Tuy nhiên, theo biểu thống kê trên cho thấy diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, diện tích đất trồng lúa theo đó cũng giảm dần. Nhiều vùng sản xuất lúa đƣợc nông dân sở hữu rất manh mún, khó cơ giới hóa.

Cả nƣớc hiện có 4,09 triệu ha đất lúa. Từ năm 2000 - 2009 đất lúa giảm 378,7 ngàn ha, tốc độ giảm bình quân 1,1%/năm do chuyển sang đất phi nông nghiệp 29% (168 ngàn ha), chuyển trong nội bộ ngành nông nghiệp 71% (415

16 http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Chinh-sach-dat-dai-phat-trien-tam-nong-Nhung-van-de- dat-ra/14637.tctc, Chính sách đất đai phát triển "tam nông": Những vấn đề đặt ra, 03.10.2012

31

ngàn ha); trong giai đoạn này đất lúa đƣợc bổ sung 205 ngàn ha, do khai thác đất chƣa sử dụng, chuyển đổi từ đất nông nghiệp và các loại đất khác.

Vùng có đất lúa giảm nhiều nhất là ĐBSCL, giảm 288,1 ngàn ha (chiếm 49,4% đất lúa bị giảm cả nƣớc); Một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm quốc gia, có tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị nhanh, nên tốc độ giảm đất lúa cũng khá cao17.

Về cơ sở hạ tầng, theo Báo cáo Tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2011 của Bộ NN&PTNT thì hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tiếp tục đƣợc nâng cấp và từng bƣớc hiện đại hoá, tạo điều kiện cho việc ƢDCN vào sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.

Đối với phát triển thuỷ lợi: Tổng năng lực tƣới của các hệ thống ƣớc đạt 3,47 triệu ha đất canh tác, đảm bảo tiêu thoát nƣớc cho 1,76 triệu ha đất nông nghiệp. Các công trình thuỷ lợi còn góp phần ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha, duy trì cấp nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trên 5,65 tỷ m3/năm.

Về máy móc, thiết bị, mục tiêu của cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp là tăng năng suất lao động, thay thế lao động thủ công bằng máy móc, giảm chi phí sản xuất, giảm tổn thất, nâng cao năng suất, chất lƣợng cây trồng, đáp ứng yêu cầu về sản phẩm hàng hoá, tăng thu nhập cho nông dân.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp vùng đã đƣa năng suất lúa bình quân từ 4,3 tấn/ha lên 6,9 tấn/ha (trong năm 2012), đồng thời sản lƣợng tăng từ 16 triệu tấn lúa lên gần 22 triệu tấn lúa. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã giảm đáng kể những tổn thất và gia tăng giá trị cho ngành hàng lúa gạo vùng ĐBSCL.

Mức độ cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở ĐBSCL hiện còn thấp và không đồng đều giữa các khâu nhƣ: Làm đất đạt khoảng 90% so với nhu cầu, bơm nƣớc đạt khoảng 95% - 100%, gieo sạ bán cơ giới đạt khoảng 70% - 75%; thu hoạch đạt 60% - 65%. Trong khi đó, mức sử dụng máy gặt đập liên hợp đạt

17 Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010), Báo cáo kết quả thực hiện lời hứa và tổng hợp trả lời chất vấn của các đại biểu quốc hội tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XII.

32

khoảng 45% - 50%, sấy chỉ đạt 38,7%, bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật chỉ đạt khoảng 15% tổng công suất trên 3,5 triệu tấn; xay xát lúa gạo đạt xấp xỉ 95%. Còn các khâu nhƣ gieo sạ, cấy, làm cỏ và phun thuốc có mức độ cơ giới hóa rất thấp, chủ yếu vẫn là lao động thủ công.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT18, công tác khuyến nông cả nƣớc ta gặp những khó khăn sau:

- Điều kiện làm việc, trang thiết bị phục vụ hoạt động khuyến nông còn thiếu thốn, lạc hậu; chính sách, chế độ đãi ngộ đối với ngƣời hoạt động khuyến nông còn thấp, chƣa thu hút và tạo động lực để cán bộ khuyến nông yên tâm công tác.

- Kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống trong nƣớc; lạm phát tăng cao, giá giống cây trồng, vật nuôi, vật tƣ, máy, thiết bị nông nghiệp tăng cao và không ổn định, nguồn vốn tín dụng đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh rất khó khăn hạn chế khả năng đầu tƣ thâm canh và áp dụng tiến bộ kỹ thuật cũng nhƣ triển khai các dự án khuyến nông.

- Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 21/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, mức đầu tƣ cho hoạt động khuyến nông ở hầu hết các địa phƣơng cũng bị hạn chế; ở trung ƣơng các chƣơng trình, dự án khuyến nông phải tiết kiệm 10% nên nhiều dự án, hoạt động phải thay đổi, điều chỉnh, một số nội dung hoạt động bị cắt giảm dẫn đến kết quả và hiệu quả hoạt động khuyến nông cũng bị hạn chế.

Một phần của tài liệu Nhận dạng rào cản ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)