9. Kết cấu của Luận văn
2.3.2. Nguồn lực của nông hộ tỉnh Sóc Trăng
Theo kết quả tổng hợp tình hình cơ giới hoá trong sản xuất lúa của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, đến thời điểm 19/6/2012 toàn tỉnh
46
có 510 máy gặt đập liên hợp phục vụ đƣợc 51.193,5 ha, 892 máy làm đất 4 bánh phục vụ đƣợc 60.051,6 ha, 4,074 máy làm đất 2 bánh phục vụ đƣợc 79.716,7 ha, 649 lò sấy lúa phục vụ 214.996 tấn lúa,…trong khi đó, Báo cáo tổng kết thực hiện năm 2012 của Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng thì diện tích trồng lúa cả năm 2012 là 365.909 ha và sản lƣợng là 2.251.746 tấn. Nếu tính đến thời điểm cuối năm 2012, năng suất hoạt động của các thiết bị trên đƣợc tính bằng gấp đôi thời điểm 19/6/2012 thì tỷ lệ cơ giới hoá vẫn rất thấp, không đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Bảng 2.2: Tỷ lệ đáp ứng của một số loại cơ giới chủ yếu trong sản xuất lúa năm 2012 tại tỉnh Sóc Trăng
Loại cơ giới
Số lƣợng (cái) Kết quả hoạt động đến 19/6/2012 Dự tính kết quả hoạt động đến hết năm 2012 (gấp đôi thời điểm 19/6/2012) Diện tích và năng suất lúa cả năm 2012 Tỷ lệ đáp ứng (%) Máy gặt đập liên hợp 510 51193,5 ha 102.387 ha 365.909 ha 27,98 Máy làm đất 4 bánh 892 60.051,6 ha 120.103 ha 365.909 ha 76,39 Máy làm đất 2 bánh 4.074 79.716,7 ha 159.433 ha
Lò sấy lúa 649 214.996,0 tấn 429.992 tấn 2.251.746 tấn 19,10
(Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng)
Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện tình trạng thiếu hụt máy trong thời điểm thu hoạch rộ ở vụ xuân hè 2012. Vì vậy, giá thu hoạch bằng thủ công có nơi lên đến 500.000 đồng/công khiến nông dân hết sức khó khăn trong việc bảo đảm lợi nhuận. Vì thế, các địa phƣơng đã đề xuất tỉnh nên tiếp tục hỗ trợ thêm 41 máy để đáp ứng nhu cầu thu hoạch lúa của nông hộ trong thời gian tới.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, đến đầu tháng 02/2012 nông dân sử dụng giống lúa xác nhận chỉ khoảng 31% tổng diện tích hàng năm, trên đồng ruộng Sóc Trăng đang phổ biến các loại lúa chất lƣợng cao đặc sản, cao sản nhƣ: giống lúa ST5, 10, 19, 20 và một số dòng OM 5451 nguyên chủng, OM 6976... cho năng suất, chất lƣợng và hiệu quả rất cao, nhƣng phần lớn nông dân vẫn giữ tập quán tự để lại lúa giống sản xuất thâm canh nhiều vụ.
47
Theo ông Võ Quốc Trung, Trƣởng phòng Kỹ thuật thuộc Trung tâm Khuyến nông: Sóc Trăng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó đồng bào Khmer chiếm khoảng 30% dân số toàn tỉnh và phân lớn tập trung ở các huyện Long Phú, Trần Đề, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Châu Thành. Bà con Khmer Sóc Trăng chủ yếu làm nghề nông, vốn cần cù, siêng năng lao động nhƣng do tập quán canh tác lạc hậu và điều kiện đi lại khó khăn cho nên ít quan tâm việc đƣa tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất. Vì vậy, đến nay ngƣời dân vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo đói. Những năm trƣớc, các cán bộ khuyến nông đến tận vùng nông thôn sâu mở lớp tập huấn, chỉ dẫn bà con cách chọn giống lúa mới có năng suất cao; cách bón phân, chăm sóc, diệt trừ sâu bệnh cho… Nhƣng sau đó, bà con không áp dụng đƣợc với đồng ruộng của mình. Ruộng lúa thì sâu bệnh đầy đồng, năng suất thấp. Khó khăn trong việc hƣớng dẫn kỹ thuật cho bà con là do cán bộ chƣa nói đƣợc tiếng dân tộc, trong khi tài liệu thì đầy những thông số kỹ thuật cho nên bà con không hiểu, không làm theo đƣợc24.
Đến cuối năm 2012, Sóc Trăng vẫn còn phát sinh hơn 4.200 hộ nghèo và 5.000 hộ cận nghèo. Trƣớc tình hình kinh tế đất nƣớc và vùng ĐBSCL hiện nay, đời sống nhân dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, ngƣời dân nông thôn còn rất nhiều khó khăn. Sóc Trăng là một trong những tỉnh còn nghèo, dân số trên 1,3 triệu ngƣời, dân tộc Khmer chiếm 30,79%, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn khá cao 20,10%, với 62.682 hộ; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer là 31,31%, với 29.274 hộ. Toàn tỉnh còn 39 xã đặc biệt khó khăn, 6 xã bãi ngang và 33 xã khu vực II.