9. Kết cấu của Luận văn
2.1.3. Ngôn ngữ của nông hộ và người hướng dẫn tại Việt Nam
Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 86,2% dân số. Còn lại là dân tộc thiểu số (chiếm 13,8%), và đông dân nhất là Tày, Thái, Mƣờng, Khmer, Hoa,..
Khi tập huấn hoặc hƣớng dẫn nông hộ là ngƣời dân tộc thiểu số thực hiện hoặc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ngôn ngữ sẽ là rào cản để khuyến khích trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và bổ sung kiến thức mới, nếu tập huấn viên không nói đƣợc tiếng dân tộc hoặc ngƣời phiên dịch không đảm bảo tốt việc chuyển tải thông tin, tất nhiên nông hộ sẽ không tiếp thu tốt kiến thức để ứng dụng, họ sẽ canh tác theo tập quán hoặc làm theo cộng đồng.
2.1.4. Hình thức khuyến nông và phương pháp khuyến nông
Hiện nay, Việt Nam có các hình thức và phƣơng pháp khuyến nông: a. Một số hình thức khuyến nông chủ yếu:
- Nhịp cầu nhà nông, cùng nông dân ra đồng, chuyện nhà nông, …
- Hoạt động tuyên truyền thông qua các hội thi, hội chợ và Diễn đàn khuyến nông @ công nghệ.
- Thông tin trên trang web khuyến nông,.. b. Một số phƣơng pháp khuyến nông
- Phƣơng pháp khuyến nông cá nhân: Thăm nông dân trên hiện trƣờng, nông dân đến thăm cơ quan khuyến nông, gửi thƣ và gọi điện.
- Phƣơng pháp khuyến nông nhóm: Hội họp, trình diễn (phƣơng pháp và kết quả), hội thảo đầu bờ, tham quan,…
- Phƣơng tiện thông tin đại chúng: Truyền thanh (nghe), phƣơng tiện nhìn, kết hợp nghe và nhìn (tivi và video), ấn phẩm (đọc nhƣ: áp phích, tờ rơi, nông lịch treo tƣờng, báo chí, sách hƣớng dẫn kỹ thuật,…
Theo Báo cáo Tổng kết hoạt động khuyến nông khuyến ngƣ giai đoạn 1993 – 2008 của Bộ NN&PTNT, khuyến nông khuyến ngƣ Việt Nam đã bám sát các chƣơng trình phát triển sản xuất nông nghiệp trọng điểm, chuyển giao
37
thành công nhiều tiến bộ kỹ thuật, góp phần tăng nhanh sản lƣợng nông nghiệp trên cả nƣớc, góp phần nâng cao trình độ dân trí, trình độ kỹ thuật và kỹ năng tổ chức sản xuất, quản lý để tăng thu nhập, cải thiện đời sống ngƣời nông dân và góp phần quan trọng trong công cuộc "xoá đói giảm nghèo".
Tuy nhiên, hoạt động khuyến nông chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của các nhóm đối tƣợng nông dân khác nhau, nội dung và phƣơng pháp đào tạo, tập huấn chƣa phù hợp với nhu cầu thức tế đòi hỏi ngày càng cao của ngƣời dân. Công tác đào tạo kỹ năng nhân lực khuyến nông còn yếu. Các chƣơng trình tập huấn có rất ít nội dung về phƣơng pháp khuyến nông, phƣơng pháp tập huấn và giao tiếp. Nhìn chung, công tác đào tạo nhân lực khuyến nông vẫn chƣa đáp ứng so với nhu cầu phát triển của hệ thống khuyến nông Việt Nam.
Đặc biệt, chƣa có kênh thông tin tuyên truyền khuyến nông - khuyến ngƣ phù hợp cho đồng bào dân tộc ít ngƣời.
2.1.5. Tài liệu hướng dẫn
Theo Báo cáo của Bộ NN&PTNT, kết quả công tác thông tin tuyên truyền 1993 - 2008 đã chuyển tải một lƣợng thông tin đáng kể đến ngƣời sản xuất với 27.705.220 xuất bản phẩm từ trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngƣ quốc gia và các trung tâm KN-KN trong cả nƣớc gồm: 13.688.594 sách kỹ thuật, 12.281.702 tờ gấp, tranh…, 1.478.563 bản tin và 256.361 băng, đĩa hình. Ngoài ra, số lƣợng bản tin KN-KN phát hành trong thời gian qua là: 644.000 bản, hiện nay trung tâm KN-KN Quốc gia đã phát hành 2 số/tháng tới hơn 10.000 địa chỉ và tới 40% số xã sản xuất nông nghiệp trong cả nƣớc.
Với số lƣợng khá lớn nhƣ trên thì tài liệu hƣớng dẫn khuyến nông tác động rất lớn đến ƢDCN vào sản xuất. Tuy nhiên, nếu nội dung tài liệu hƣớng dẫn không phù hợp với khả năng về tài lực, vật lực thì nông dân cũng khó áp dụng, làm theo.