9. Kết cấu của Luận văn
3.3.2. Rào cản từ nhóm chính sách về tài chính
- Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản
30 http://dangcongsan.vn: Theo Thông tấn xã Việt Nam, Cơ hội đẩy nhanh tốc độ cơ giới hoá nông nghiệp ở Sóc Trăng, 01.10.2010
77
Quyết định 63 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản, sau đƣợc sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định 65/2011/QĐ-TTg vào ngày 2/12/2011 (gọi tắt là Quyết định 63).
Thực tế qua theo dõi tình hình sản xuất và thăm dò tâm lý đầu tƣ của ngành Nông nghiệp Sóc Trăng, ngƣời có ý định đầu tƣ máy gặt đập liên hợp cho rằng việc triển khai thực hiện theo Quyết định số 63 có tính khả thi không cao và rất khó thực hiện trong tình hình hiện nay bởi những lý do nhƣ điều kiện để tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ phải thỏa mãn tiêu chí: thiết bị, máy móc phải có giá trị nội địa hóa trên 60%.
Song những thiết bị, công nghệ trên không đƣợc nông dân lựa chọn vì những lý do sau:
+ Độ bền vật liệu không cao: máy nhập nội có giá trị sử dụng từ 7-8 năm, trong khi máy nội địa chỉ có 3 - 3,5 năm.
+ Thiết bị thiếu đồng bộ: các bộ phận phụ tùng thay thế mang tính chuyên biệt của từng cơ sở, không thế sử dụng phụ kiện của cơ sở này thay thế cho phụ kiện của cơ sở khác.
+ Năng lực sản xuất của các cơ sở chƣa có uy tín trên thị trƣờng: tên nhãn mác hàng hóa, giấy chứng nhận do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền công nhận về thƣơng hiệu hàng hóa chƣa đƣợc đảm bảo.
+ Nông dân sử dụng dịch vụ (thuê máy để cắt lúa) không thích chọn máy nội địa để thuê cắt, họ thích chọn các máy có tính năng kỹ thuật cao. Với lý do: máy gặt nhanh, ít hao hụt, ít lẫn tạp chất và máy ít bị hƣ hỏng khi đang làm việc, … do đó nhiều máy nội địa rất ít đƣợc nông dân lựa chọn thuê cắt.
+ Ngƣời đầu tƣ máy nội địa chậm thu hồi vốn do công suất làm việc thấp, thời gian làm dịch vụ trong năm ít, nên khả năng sinh lời thấp hơn so với đầu tƣ máy có công nghệ nhập nội tiên tiến.
Cho nên, một số đề án của Ngành nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng triển khai nhƣng chƣa thực hiện đƣợc do còn vƣớng mắc cơ chế nhƣ đề án cơ giới hóa trong khâu thu hoạch.... Thƣ̣c tế qua 02 năm triển khai
78
Quyết đi ̣nh 63, trên đi ̣a bàn tỉnh Sóc Trăng chỉ có 02 trƣờ ng hợp vay vốn mua máy gă ̣t đâ ̣p liên hợp có giá tri ̣ sản xuất trong nƣớc trên 60%.
- Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn
Nghị định 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, theo Nghị định này đối với khu vực nông thôn quy định "hộ nông dân ở khu vực nông thôn" mới đƣợc vay vốn với khái niệm, "nông thôn" là vùng lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị đặt dƣới sự quản lý của chính quyền cấp xã, trong khi thực tế hiện nay có những hộ nông dân sống ở thị tứ, thị trấn nhƣng vẫn làm nông nghiệp, nên nhóm đối tƣợng này không đƣợc vay vốn. Hay các tổ chức nông nghiệp, các chủ trang trại, hộ nông dân muốn vay vốn ngân hàng theo Nghị định 41 phải chứng minh năng lực tài chính, hiệu quả sản xuất năm sau phải cao hơn năm trƣớc.
Sau hai năm thực hiện Nghị định 41, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Sóc Trăng (Agribank Sóc Trăng) có gần 60.000 lƣợt khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp… tiếp cận nguồn vốn của Agribank Sóc Trăng với tổng doanh số cho vay hơn 7.561 tỷ đồng. Nhờ nguồn vốn của ngân hàng mà các thành phần kinh tế trong tỉnh có điều kiện làm ăn, mở rộng sản xuất, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phƣơng, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới và khởi sắc.
Tuy vậy, ông Nguyễn Tấn Bửu - Giám đốc Agribank Sóc Trăng thẳng thắn nhìn nhận nguồn vốn cho vay chƣa đáp ứng nhu cầu, mặc dù chi nhánh đã tích cực khâu huy động vốn. Sóc Trăng có tổng diện tích gieo trồng lúa hằng năm gần 349.000 ha và trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu vay vốn của các thành phần là khá lớn, song một mình Agribank Sóc Trăng không thể đáp ứng đƣợc.
Theo số liệu điều tra của tác giả, trong tổng số 84 hộ vay tiền đầu tƣ phân, giống, máy móc thiết bị, mô hình mới,… phục vụ sản xuất lúa, có 48 hộ vay từ Ngân hàng và 48 hộ này đều gặp khó khăn trong vấn đề thủ tục, và chỉ
79
có 25/48 hộ đƣợc vay vốn. Rõ ràng, chính sách này đã làm cản trở việc ƢDCN vào sản xuất lúa.