Rào cản từ nhóm chính sách về đất đai

Một phần của tài liệu Nhận dạng rào cản ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 74)

9. Kết cấu của Luận văn

3.3.1 Rào cản từ nhóm chính sách về đất đai

Theo số liệu điều tra của tác giả, với 150 nông hộ trồng lúa tại Sóc Trăng có đến 449 mảnh (thửa) ruộng với diện tích bình quân 4.360m2/mảnh. Với diện tích này và điều kiện kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, thì việc cơ giới hoá trong sản xuất lúa còn rất thấp.

Theo kết quả điều tra, thống kê của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, đến 10/2010, toàn tỉnh mới có 84 chiếc máy gặt đập liên hợp. Cùng với số máy của nông dân hiện có, một số chủ máy gặt đập liên hợp ở các tỉnh nhƣ: Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp đƣa máy đến gặt thuê với số lƣợng bình quân khoảng 100 chiếc mỗi vụ. Các chủ máy gặt đập liên hợp này đi thành từng nhóm, mỗi nhóm từ 3 – 5 chiếc hình thành nên một tổ hợp cắt lúa thuê. Với số lƣợng máy nhƣ vậy thì tỷ lệ lúa đƣợc thu hoạch bằng máy ở Sóc Trăng những mùa vụ gần đây cũng chỉ khoảng 5-6% trên tổng diện tích.

Hiện tại tỉnh Sóc Trăng chỉ có Phòng Thí nghiệm phục vụ việc lai tạo giống lúa chỉ với những thiết bị cơ bản tại Trạm Nghiên cứu lúa Sóc Trăng tại ấp Phú Tức, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú. Nhƣng Phòng Thí nghiệm này không thuộc Ngành Nông nghiệp và PTNT.

75

Ngoài nguyên nhân yếu kém về tài lực để mua sắm máy móc, thiết bị ứng dụng vào sản xuất lúa, kết cấu đất sình lầy, thì diện tích đất manh mún, khó cơ giới và hạn mức giao đất trồng lúa tạo nên những trở ngại trong việc ƢDCN vào sản xuất lúa từ:

- Chính sách “Khoán 10” - Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị vể đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Chính sách đất đai hiện nay của chúng ta trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn bất cập, điều này đã khiến cho nông dân không mặn mà đầu tƣ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ. Chính sách “Khoán 10” về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp bằng việc thực hiện khoán cho hộ gia đình xã viên về tƣ liệu sản xuất nông nghiệp và khoán ruộng đất ổn định 15 năm, tại thời điểm những năm đầu của sự nghiệp đổi mới thì đây là quyết sách có tác dụng trực tiếp tạo nên những chuyển biến căn bản trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, chấm dứt tình trạng làm ăn kém hiệu quả của quản lý và sở hữu tập thể bằng cách trao quyền tự chủ, tạo động lực lợi ích kinh tế cho nông hộ.

Theo Kết quả Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thuỷ sản năm 2011 tại tỉnh Sóc Trăng thì đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh là 208,09 ngàn ha với 159,4 ngàn hộ sử dụng. Trong đó, nhóm hộ sử dụng quy mô từ 02 ha trở lên chỉ hơn 10%, từ 0,2 ha đến dƣới 0,5 ha chiếm hơn 30%, từ 0,5 ha đến dƣới 02 ha chiếm hơn 50%.

Là tỉnh nằm cuối hạ lƣu sông Cửu Long nên Sóc Trăng có kết cấu chân đất yếu, sình lầy ở một số huyện nhƣ Kế Sách, Mỹ Tú, Ngã Năm... Bên cạnh đó, điều kiện đất đai của tỉnh còn manh mún, nhỏ lẻ, kênh ngòi chằng chịt, sản xuất lúa phổ biến vẫn là sản xuất hộ gia đình, qui mô đồng ruộng không lớn, kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, chƣa qui hoạch vùng sản xuất lúa tập trung đồng loạt nên việc đƣa máy móc nhất là các loại máy gặt đập liên hợp loại lớn vào đồng ruộng còn gặp nhiều khó khăn.

76

Cho nên tỷ lệ lúa thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp của tỉnh Sóc Trăng hiện còn thấp vào hàng nhất nhì so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL30

. Ngày nay, bƣớc vào thời kỳ hội nhập kinh tế, phải thừa nhận chính sách này đã làm chia nhỏ ruộng đất dẫn đến đầu tƣ của nông dân Sóc Trăng manh mún, khó có thể thực hiện ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật trên đồng ruộng.

Cho nên, chính sách “Khoán 10” cũng tạo ra một trong những rào cản cho việc ƢDCN vào sản xuất lúa.

- Luật đất đai hiện hành (2003) – Luật số 13/2003/QH11

Luật đất đai hiện hành (2003) có quy định: hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 3 hécta đối với mỗi loại đất (Điều 70, khoản 1); thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân sử dụng quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 70 của Luật này là hai mƣơi năm (Điều 67, khoản 1).

Với diện tích đất nhƣ vậy thì nông dân khó có thể mở rộng quy mô sản xuất nhƣ kinh tế trang trại, tại tỉnh Sóc Trăng có tổng cộng 200 trang trại trồng lúa (Nguồn: Kết quả Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011 – Cục Thống kê Sóc Trăng)… Hơn nữa, thời hạn sử dụng đất quá ngắn, họ không thể yên tâm đầu tƣ dài hạn thì làm sao dám nghĩ đến đầu tƣ khoa học, kỹ thuật, công nghệ.

Do đó, Luật đất đai hiện hành đã làm hạn chế việc ƢDCN vào sản xuất lúa.

Một phần của tài liệu Nhận dạng rào cản ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)