9. Kết cấu của Luận văn
3.4.2. Giải pháp về tăng cường cơ giới hóa vào sản xuất lúa
Hiện tại tỉnh Sóc Trăng đã có những đột phá về hỗ trợ cơ giới hóa mở và khả thi về vay vốn tín dụng phát triển nông nghiệp, quyết định số 820/QĐHC-CTUBND ngày 07/9/2011, quyết định số 45/QĐHC-CTUBND ngày 22/01/2012, và quyết định số 14/QĐHC-CTUBND ngày 14/01/2013 về hỗ trợ cơ giới hoá khâu thu hoạch trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Tuy nhiên, cần phải có chính sách hỗ trợ mở và khả thi để thay thế chính sách trƣớc đây (nhƣ Quyết định 63/2010/QĐ-TTg, ngày 15/10/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ) để nông hộ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ.
Ngoài ra, phải có chính sách hỗ trợ lãi suất toàn diện không chỉ cho nông dân mua máy mà còn cho cả các nhà sản xuất, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất đa dạng máy móc hàng hóa với chất lƣợng và giá cả mà nông dân có thể tiếp cận.
Phải quy hoạch lại đồng ruộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ruộng đồng và liên kết nông dân cùng sản xuất lớn. Khuyến khích nông hộ tham gia sản xuất cánh đồng mẫu lớn, đồng ruộng đƣợc san phẳng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các loại máy móc ở những khâu sản xuất tiếp theo đạt đƣợc hiệu quả hoạt động tốt nhất khi đƣợc đƣa xuống ruộng đồng...
Bởi nếu không có đƣờng giao thông nội đồng, sẽ không thể đƣa máy móc ra đồng ruộng. Nếu mỗi cánh đồng vẫn chỉ bao gồm hàng trăm, hàng ngàn
86
thửa ruộng nhỏ bé, manh mún, thì cũng không thể đầu tƣ máy móc cho sản xuất lúa.