9. Kết cấu của Luận văn
3.3.3. Rào cản từ nhóm chính sách về liên kết
Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách tiêu thụ nông sản hàng hóa qua hợp đồng”
Quyết định 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24/6/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ: về “Chính sách tiêu thụ nông sản hàng hóa qua hợp đồng” đã tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp, song vẫn còn không ít bất cập: Hạn chế lớn trong thực hiện Quyết định 80 là chƣa xác định đƣợc ai là hạt nhân của liên kết “4 nhà” (nhà nƣớc, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân), chƣa có chế tài xử lý vi phạm hợp đồng giữa các bên, lợi ích nông dân chƣa hài hoà với lợi ích doanh nghiệp, nông dân trình độ sản xuất còn yếu, tiềm lực kinh tế thấp. Với Quyết định này, nông dân đã đầu tƣ sản xuất, thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, đầu tƣ sản xuất nhƣng thiệt thòi thƣờng thuộc về ngƣời nông dân. Cùng với đó, thủ tục thanh toán cũng là một trở ngại. Theo quy định tài chính, khi thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên, doanh nghiệp phải chuyển khoản, mà nông dân ít ai có tài khoản ở ngân hàng. Chính vì vậy, tổng sản lƣợng lúa hàng hóa đƣợc ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm là rất thấp.
Theo thống kê do Bộ NN&PTNT đƣa ra vào tháng 11-2011, tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua hợp đồng, chủ yếu mới đạt vài phần trăm, nhƣ lúa hàng hóa 2,1%. Do đó, việc trúng mùa mất giá dẫn đến tình trạng lỗ vốn, nông dân thiếu vốn tái sản xuất và e ngại đầu tƣ để ƢDCN vào sản xuất.
Tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo dự thảo quy chế hỗ trợ, mục tiêu đƣa sản xuất lúa gạo trở thành ngành sản xuất quy mô lớn theo mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML), ông Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết ở tỉnh Sóc Trăng thời gian qua cũng đã có nhiều hình thức doanh nghiệp liên kết với nông dân, gắn vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến. Mô hình CĐML tỉnh Sóc Trăng đang thực hiện có tổng diện tích trên một vạn hec ta, nhƣng qua khảo sát của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng thì chỉ có 20% trong số đó có sự liên kết giữa
80
các “nhà”: nhà nông dân, nhà máy, nhà nƣớc, nhà khoa học. Tuy nhiên, hình thức hợp tác kể trên phần đông mang tính tự phát, lẻ mẻ. Chƣa kể, nhiều tranh chấp giữa doanh nghiệp và nông dân đã xảy ra chung quanh hợp đồng bao tiêu đến nay chƣa có hƣớng giải quyết đã gây ra ảnh hƣởng tiêu cực đến liên kết này. Doanh nghiệp và nông dân không tin tƣởng lẫn nhau. Cho nên, ông Hồ Quang Cua lo ngại chính là tính khả thi của chính sách này.
Theo Tham luận Sơ kết về Cánh đồng mẫu lớn vụ Hè Thu 2013 tỉnh Sóc Trăng, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng đã nêu lên mặt hạn chế là mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ còn bất cập, việt ứng dụng VietGAP vào cánh đồng mẫu còn hạn chế.31
Vào năm 2012, diện tích canh tác lúa thơm ST trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ƣớc đạt hơn 15.000 ha, tập trung chủ yếu ở Trần Đề, Ngã Năm và Mỹ Xuyên với năng suất bình quân đạt hơn 5,2 tấn/ha. Tuy nhiên, chỉ có 5% sản lƣợng đƣợc doanh nghiệp thu mua trực tiếp và hơn 95% lƣợng lúa hàng hóa của nông dân đƣợc thƣơng lái thu gom, hình thức này có nhiều rủi ro tiềm ẩn, nông dân thƣờng xuyên bị ép giá và một phần lợi nhuận đã về thƣơng lái.
Bên cạnh đó, tại Hội thảo thống nhất giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị gạo ST do Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng tổ chức vào ngày 02/5/2013 các đại biểu tham dự hội thảo cũng đã đề cập đến tình trạng có một bộ phận thƣơng lái vì lợi nhuận đã trộn lúa thơm ST lẫn với các loại lúa thƣờng khác, làm giảm chất lƣợng và ảnh hƣởng đến uy tín của gạo thơm ST. Theo đa số ý kiến của các đại biểu tại hội thảo, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong thời gian qua là rất lỏng lẻo, doanh nghiệp và nông dân chƣa có sự tin tƣởng lẫn nhau nên dẫn đến tình trạng phá vỡ hợp đồng đã ký kết trƣớc đó, đây là một vấn đề cần đƣợc tháo gỡ trong quá trình nâng cấp chuỗi giá trị gạo thơm ST32
.
31Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng (2013), Tham luận Sơ kết về Cánh đồng mẫu lớn vụ Hè Thu 2013 tỉnh Sóc Trăng
32
http://sokhdt.soctrang.gov.vn/hotrodoanhnghiep/tin-tuc/hoat-dong-doanh-nghiep/787-Mo-hinh- moi-ve-moi-lien-ket-giua-doanh-nghiep-va-nong-dan-trong-tieu-thu-lua.html, Hoàng Thống, Mô hình mới về mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong tiêu thụ lúa, 24.01.2013
81
Hoặc ngƣợc lại, do tình trạng “đƣợc mùa - rớt giá’’ thƣờng xuyên tái diễn. Liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thƣờng hay bị phá vỡ từ phía nông dân, khi giá cả thị trƣờng cao hơn với cam kết ban đầu. Họ tìm mọi cách để bán sản phẩm của mình ra ngoài mà không cung cấp đủ cho doanh nghiệp; bên cạnh đó vẫn còn tình trạng trà trộn hàng hóa kém chất lƣợng vào sản phẩm tốt cung cấp cho doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng điêu đứng cho doanh nghiệp.
Theo số liệu nghiên cứu của tác giả, trong 150 nông hộ thì có đến 70 nông hộ e ngại, lo lắng về tình trạng đầu ra không ổn định, thiếu bao tiêu sản phẩm, thƣơng lái ép giá.
Theo Báo cáo Tổng kết ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2011, viê ̣c cụ thể hóa một số chính sách đối với lĩnh vực nông nghiệp , nông dân và nông thôn, Ngành còn nhiều hạn chế , chƣa làm tốt viê ̣c nghiên cƣ́u , đề xuất tham mƣu ki ̣p thời cho lãnh đa ̣o tỉnh trong công tác chỉ đa ̣o.
Cho nên, Quyết định 80 của Thủ tƣớng Chính phủ về “Chính sách tiêu thụ nông sản hàng hóa qua hợp đồng” phần nào cũng ảnh hƣởng đến tâm lý nông dân để đầu tƣ và ƢDCN vào sản xuất lúa của nông dân trong tỉnh.
3.3.4. Rào cản từ tác động của kinh tế xã hội
- Trượt giá, giá lúa gạo, cơ chế thu mua và xuất khẩu lúa gạo,…
Tổ chức Oxfam (Ủy ban Cứu trợ Nạn đói của Oxford thành lập tại Anh năm 1942) phối hợp Viện Chính sách và Chiến lƣợc phát triển nông nghiệp, nông thôn vừa công bố số liệu điều tra về thu nhập do sản xuất lúa gạo. Nếu nhƣ năm 2006, mặc dù giá gạo còn thấp, song ngƣời nông dân vẫn có thể thu đƣợc 70% tổng lợi nhuận từ sản xuất và kinh doanh lúa gạo, thì đến năm 2010, ngƣời trồng lúa chỉ thu đƣợc có 10%.
Sản xuất lúa ở Việt Nam hiện đang đối mặt với một số trở ngại lớn nhƣ: Diện tích lúa còn nhỏ và đang giảm dần do chịu sự cạnh tranh của các cây trồng khác, cùng quá trình công nghiệp, đô thị hóa.
Kết quả điều tra tại thời điểm năm 2011 cho thấy, với diện tích bình quân 3,3ha/hộ, thu nhập hàng năm của ngƣời trồng lúa chỉ đạt 27 triệu
82
đồng, tƣơng đƣơng với 550.000 đồng/ngƣời/tháng, thấp hơn thu nhập từ các cây trồng khác.
Ngoài ra, cơ chế thu mua và xuất khẩu gạo nhƣ hiện nay chƣa kích thích ngƣời dân sử dụng giống chất lƣợng cao, giống cấp xác nhận trong sản xuất lúa.
Việc Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam (VFA) thông báo tạm dừng chủ trƣơng mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (theo kế hoạch triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo từ ngày 15-7 đến 30-8-2011) khiến không chỉ nông dân lo lắng lúa gạo tụt giá mà cả phía doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trƣởng Viện Lúa ĐBSCL cho rằng, việc VFA ngƣng mua gạo tạm trữ của nông dân vào thời điểm thu hoạch rộ sẽ khó đảm bảo đƣợc giá lúa ổn định. Việc này đã gây áp lực cho nông dân, khiến bà con phải bán đổ bán tháo lúa với giá thấp33
.
Do vậy, với cơ chế thu mua tạm trữ gạo nhƣ thế, giá lúa có thể bị tụt giảm và nông dân sẽ bị thiệt.
Với tác động của kinh tế xã hội thì mức lợi nhuận quá thấp trong sản xuất lúa trong tình hình hiện nay không đảm bảo cho cho tái đầu tƣ sản xuất, một số nông dân chuyển sang trồng cây khác, hoặc không dám đầu tƣ ƢDCN vào sản xuất do thiếu vốn, và đặc biệt là do không an tâm với tình trạng bấp bênh về đầu ra cho dù có trúng mùa. Cho nên, có thể kết luận tác động của kinh tế xã hội đã gián tiếp tạo ra những rào cản trong việc ƢDCN vào sản xuất lúa.
- Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá
Do hậu quả của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá thời gian qua là sự mất và giảm nghiêm trọng “đất trồng lúa”.
Theo tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trƣởng Viện Lúa ĐBSCL cho biết, hơn 10 năm qua, diện tích đất lúa vùng ĐBSCL giảm do quá trình đô thị hóa, xây dựng các khu công nghiệp, phát triển các tuyến đƣờng giao
33
Theo Phong Khánh và cộng sự, Giá lúa có “nhảy múa”?,
http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1372&Style=1&ChiTiet=34830,ngày cập nhật 21.07.2011
83
thông… Toàn vùng chỉ còn hơn 1,8 triệu ha đất lúa, nhƣng sản lƣợng lúa năm sau vẫn tăng hơn năm trƣớc, nhờ giống lúa có năng suất tốt hơn, kỹ thuật canh tác lúa của nông dân đƣợc nâng cao. Cũng có nhiều năm giá lúa chấp nhận đƣợc, nông dân sản xuất có lời, tuy nhiên, gần đây giá lúa giảm rất mạnh, vật tƣ tăng mạnh, nông dân càng sản xuất nhiều lúa, càng lỗ vốn. Để ổn định đời sống cho ngƣời trồng lúa, cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng, trƣờng và viện nghiên cứu…
Theo nghiên cứu của tác giả Hồ Cao Việt về Động thái kinh tế xã hội hộ nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL trong thời kỳ đổi mới, thì:
+ Quy mô đất nông dân tại ĐBSCL rất nhỏ: 50% hộ có dƣới 0,5 ha, <4% hộ có trên 3 ha.
+ Xu hƣớng biến động đất đai: (i) Đất của hộ trồng lúa phân tán ngày càng nhỏ hơn, xu hƣớng tăng hộ ít đất và hộ không đất, nhất là từ năm 2000 đến nay, (ii) Tăng số hộ chuyển đất lúa sang cây trồng khác (cây ăn quả), thủy sản (nuôi tôm), (iii) Xu hƣớng đa canh, đa dạng hóa xuất hiện đầu thập niên 90, (iv) Manh nha tập trung ruộng đất và tăng hộ không đất, (v) Chuyển dịch đất đai theo hƣớng giảm một phần đất lúa, đa dạng hóa cây trồng.
+ Xu hƣớng sử dụng đất hộ trồng lúa, ĐBSCL, thời kỳ 1990 đến 2009: * Hộ ít đất (< 0,5 ha/hộ): tăng.
* Hộ rất ít đất (< 0,2 ha/hộ): tăng. * Hộ có trên 1,5 ha: giảm.
* Diện tích lúa: giảm.
* Diện tích cây trồng khác lúa: tăng. * Hộ không tiếp tục trồng lúa: tăng34
.
Tại tỉnh Sóc Trăng, diện tích đất trồng lúa giảm nhanh không chỉ do các địa phƣơng đua nhau quy hoạch khu công nghiệp mà còn do ngƣời dân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất. Theo ông Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở
34Theo Hồ Cao Việt, Động thái kinh tế - xã hội hộ nông dân trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ đổi mới”, http://iasvn.org/tin-tuc/Dong-thai-kinh-te---xa-hoi-ho-nong- dan-trong-lua-vung-dong--bang-song-Cuu-Long-trong-thoi-ky-doi-moi-(TS.-Ho-Cao-Viet,- ban-tom-tat)-642.html), ngày cập nhật 06.12.2011
84
NN&PTNT Sóc Trăng, do không có chế tài trong việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên trong 10 năm qua đã có khoảng 250.000ha đất lúa màu mỡ trong vùng ven biển ĐBSCL bị chuyển sang nuôi tôm. Tới đây các địa phƣơng đẩy mạnh thực hiện chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới nên sẽ có nhiều diện tích đất trồng lúa bị mất để làm đƣờng giao thông, xây dựng nghĩa trang nhân dân, cụm tuyến dân cƣ, thậm chí là xây dựng khu - cụm công nghiệp. Một phần lớn đất lúa đã và sẽ chuyển sang trồng cây ăn trái dọc tuyến đƣờng Nam sông Hậu cũng sẽ làm cho diện tích đất lúa của tỉnh bị thu hẹp. Tỉnh Sóc Trăng từ năm 2007 - 2010 đã mất tới 8.000ha đất trồng lúa.35
Tình trạng diện tích đất lúa đang teo tóp dần do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Đời sống của một bộ phận nông dân trồng lúa bị thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi nghề, diện tích đất còn lại ít, trồng lúa không đảm bảo thu nhập,… Theo kết quả điều tra có 4/150 (2,66%) hộ có diện tích canh tác lúa bị thu hẹp do bị quy hoạch đô thị hoá.
Do đó, với diện tích đất nhỏ, manh mún, mất và giảm nghiêm trọng “đất trồng lúa” bởi quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã phần nào tạo tâm lý e ngại cho nông dân trong việc đầu tƣ ƢDCN vào sản xuất lúa.