Rào cản từ nhân lực của nông hộ

Một phần của tài liệu Nhận dạng rào cản ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 60)

9. Kết cấu của Luận văn

3.1.1. Rào cản từ nhân lực của nông hộ

Nguồn lực nông hộ đƣợc mô tả qua các chỉ tiêu nhƣ: diện tích đất canh tác, lực lƣợng lao động, trình độ học vấn, máy móc phục vụ sản xuất, vốn đầu tƣ sản xuất,…

Bảng 3.1. Các đặc điểm cơ bản về nguồn lực sản xuất lúa của nông hộ T

T Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng

1 Diện tích đất canh tác lúa bình quân 1.000m2/hộ 13,063

2 Bình quân thành viên gia đình Ngƣời/hộ 4,55

3 Bình quân số ngƣời tham gia sản xuất lúa Ngƣời/hộ 2,70

4 Giới tính: - Nam - Nữ % % 87,30 12,70 5 Trình độ học vấn của chủ hộ: - Cấp 1 - Cấp 2 - Cấp 3 % % % 62 30 8

6 Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 45

7 Nông hộ tham gia lớp tập huấn % 48,66

8 Tỷ lệ hộ có máy móc, thiết bị đáp ứng

sản xuất lúa % 9,33

9 Tỷ lệ hộ có nhu cầu vay tiền đầu tƣ sản

xuất lúa % 56

(Nguồn: Kết quả khảo sát 150 nông hộ, 2010 – 2012)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích đất canh tác lúa bình quân là khá lớn nhƣng bình quân số ngƣời tham gia vào sản xuất là quá ít (2,7

61

ngƣời/13,06 ha). Trình độ học vấn của chủ hộ rất thấp (62% chủ hộ có trình độ cấp 1), điều này phần nào ảnh hƣởng đến khả năng tiếp thu và ƢDCN vào sản xuất. Tỷ lệ hộ có máy móc, thiết bị đáp ứng việc sản xuất là rất thấp (9,33%) và tỷ lệ hộ có nhu cầu vay tiền đầu tƣ sản xuất lúa là tƣơng đối cao (56%), bình quân số ngƣời tham gia sản xuất lúa còn rất thấp (2,7 ngƣời/13.06 ha). Nhìn chung, ta có thể đánh giá nguồn lực của nông hộ còn khá hạn chế, ngoại trừ diện tích đất là khá lớn.

- Số người trong độ tuổi lao động

Theo kết quả trích rút số liệu thống kê cơ sở dữ liệu nông gnhiệp nông thôn các tỉnh của Bộ NN & PTNT (http://www.agroviet.gov.vn), trong năm 2011 tại tỉnh Sóc Trăng:

+ Số ngƣời trong tuổi lao động có khả năng lao động tại nông thôn là 608,38 ngàn ngƣời.

+ Số ngƣời trong độ tuổi lao động đang làm việc trong nông lâm thủy sản là 470.90 ngàn ngƣời.

Theo kết quả điều tra của tác giả, trong tổng số 150 hộ đƣợc điều tra, có 566 ngƣời trong độ tuổi lao động, tuy nhiên chỉ có 405 ngƣời tham gia sản xuất lúa. Còn lại 162 ngƣời trong độ tuổi lao động nhƣng không tham gia sản xuất lúa, tỷ lệ này chiếm 28,26%. Bình quân số ngƣời tham gia vào sản xuất rất ít (2,7 ngƣời/13,06 ha). Và có 20/150 hộ (13,33%) cho rằng tình trạng thiếu nguồn lao động tại địa phƣơng là một khó khăn cho hộ trong việc sản xuất lúa.

Nếu thiếu nhân lực, có thể bù đắp bằng máy móc vào sản xuất. Tuy nhiên, chỉ có 14/150 hộ (9,33%) không phải thuê máy móc phục vụ sản xuất. Và theo số liệu trong Dự án “Hỗ trợ nông dân mua máy gặt đập liên hợp thực hiện cơ giới hóa khâu thu hoạch trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011-2015” thì: diện tích lúa đƣợc thu hoạch bằng máy ở tỉnh Sóc Trăng chiếm tỉ lệ tƣơng đƣơng 63,7% (tháng 5/2011), trong đó số lƣợng máy hiện có trong tỉnh là 234 chiếc đáp ứng 29,5% nhu cầu, còn lại là các máy ở những tỉnh lân cận đến gặt thuê.

62

Cho nên, tình trạng thiếu nhân lực trong độ tuổi lao động sẽ ảnh hƣởng đến quy mô sản xuất của nông hộ, là yếu tố gián tiếp tạo nên những trợ ngại để nông hộ đầu tƣ và ƢDCN vào sản xuất.

- Trình độ, khả năng tiếp nhận và ứng dụng công nghệ của nông hộ

Khi đƣợc hỏi về nguồn cung cấp thông tin khoa học kỹ thuật, kết quả khảo sát 150 nông hộ thì 62% (93 hộ)cho rằng họ tiếp cận thông tin chủ yếu từ láng giềng xung quanh; kênh thứ hai là 36% (54 hộ) có thể tiếp cận là từ cán bộ khuyến nông và cán bộ hội nông dân bởi vì hầu hết những tiến bộ kỹ thuật do cán bộ trạm khuyến nông thực nghiệm và triển khai; 23,3% (35 hộ) từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật cũng là đối tƣợng mà 12,66% (19 hộ) tiếp cận, nhân viên giới thiệu và hƣớng dẫn sử dụng các loại thuốc tƣơng ứng với các mô hình sản xuất; ngoài ra, nông dân còn có thể tiếp cận thông tin về khoa học kỹ thuật từ các kênh nhƣ tham quan, hội nghị hoặc từ cán bộ trƣờng ĐH Cần Thơ hoặc Viện lúa ĐBSCL.

Biểu đồ 3.1. Những kênh thông tin mà nông dân tiếp nhận để ứng dụng vào sản xuất lúa

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Láng giềng, người thân Cán bộ khuyến nông, hội nông dân Phương tiện thông tin đại chúng Tham quan, hội nghị Nhân viên công ty phân bón, thuốc BVTV Khác Cán bộ Viện, Trường

Kênh thông tin

Số

ng

ườ

i

(Nguồn: Kết quả khảo sát 150 nông hộ, 2010 – 2012)

Kết quả khảo sát 150 nông hộ sản xuất lúa ngẫu nhiên cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ rất thấp (62% chủ hộ có trình độ cấp 1), và chỉ có 46,57 % (34/73) hộ đƣợc tập huấn hiểu tƣơng đối sự hƣớng dẫn của các

63

kênh thông tin trên. Tỷ lệ nông hộ tham gia vào các buổi tập huấn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là 84,66% (73 hộ), nhƣng chỉ có 76,71% (56 hộ) số hộ này ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sau khi đƣợc tập huấn. Nhƣ vậy, gần 1/4 (23,29%) số hộ không ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sau khi đƣợc tập huấn. Và có đến 88 hộ (58,66%) cho rằng khó khăn trong việc thực hiện mô hình mới là do trình độ giới hạn khó thực hiện.

Ngoài ra, do trình độ nông dân còn hạn chế nên việc chọn lựa, và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng gặp nhiều khó khăn do có quá nhiều nhãn hiệu, cũng nhƣ tình trạng hàng giả, hàng kém chất lƣợng.

Nguồn: phỏng vấn sâu ông Dƣơng Minh Hoàng – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng.

Nguồn: phỏng vấn sâu ông Dƣơng Hoàng Hận – Nông dân, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng.

Điều này cho thấy, trình độ và khả năng tiếp nhận thông tin và công nghệ là rào cản trong việc ƢDCN vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Nhận dạng rào cản ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)