9. Kết cấu của Luận văn
3.4.1. Giải pháp về tăng cường số lượng và chất lượng nhân lực KH&CN nông nghiệp
đƣờng Nam sông Hậu cũng sẽ làm cho diện tích đất lúa của tỉnh bị thu hẹp. Tỉnh Sóc Trăng từ năm 2007 - 2010 đã mất tới 8.000ha đất trồng lúa.35
Tình trạng diện tích đất lúa đang teo tóp dần do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Đời sống của một bộ phận nông dân trồng lúa bị thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi nghề, diện tích đất còn lại ít, trồng lúa không đảm bảo thu nhập,… Theo kết quả điều tra có 4/150 (2,66%) hộ có diện tích canh tác lúa bị thu hẹp do bị quy hoạch đô thị hoá.
Do đó, với diện tích đất nhỏ, manh mún, mất và giảm nghiêm trọng “đất trồng lúa” bởi quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã phần nào tạo tâm lý e ngại cho nông dân trong việc đầu tƣ ƢDCN vào sản xuất lúa.
3.4. Một số giải pháp hạn chế rào cản ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Qua kết quả nghiên cứu, tác giả xin đƣa ra một số giải pháp để hạn chế các rào cản trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất lúa tại Sóc Trăng.
3.4.1. Giải pháp về tăng cường số lượng và chất lượng nhân lực KH&CN nông nghiệp nghiệp
Tình hình nhân lực KH&CN nông nghiệp còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng nhƣ đã nêu, và với mạng lƣới 108 Khuyến nông viên phục vụ cho toàn tỉnh thì ngoài việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chuyên môn cho nhân lực nông nghiệp hiện có thì chính sách đào tạo con em của
35
Theo Thanh Tú – Vân Trƣờng, Đất trồng lúa mất dần, http://diaoc.tuoitre.vn, ngày cập nhật 29.02.2012
85
nông hộ, đặc biệt là nông hộ Khmer tại địa phƣơng về để phục vụ lại tại địa phƣơng sẽ khả thi và thiết thực, do thế hệ này có thể nói và viết 02 thứ tiếng (Việt và Khmer) lƣu loát. Thông qua hiệu quả các mô hình trình diễn, ngƣời nông dân sẽ dễ dàng tiếp thu và tin tƣởng vào các tiến bộ KH&CN đƣợc giới thiệu. Vì thế, muốn chuyển giao công nghệ thành công và bền vững phải có mạng lƣới cán bộ khoa học cấp cơ sở có trình độ trung cấp trở lên tiếp nhận trƣớc rồi hƣớng dẫn cụ thể cho nông dân. Mà công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn của thế hệ này sẽ dễ thuyết phục và tiếp thu hơn đối với ngƣời đƣợc hƣớng dẫn, do ngƣời hƣớng dẫn là ngƣời tại địa phƣơng, tại cộng đồng.