Các chính sách hỗ trợ nông hộ sản xuất lúa tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nhận dạng rào cản ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 37)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1.6. Các chính sách hỗ trợ nông hộ sản xuất lúa tại Việt Nam

Trong những năm qua, Nhà nƣớc đã quan tâm và có định hƣớng đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, và đã ban hành nhiều chính sách để

38

hỗ trợ nông dân ƢDCN vào sản xuất, riêng đối với sản xuất lúa thì có một số chính sách có liên quan nhƣ:

- Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 15/10/2010 Về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản, sau được sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định 65/2011/QĐ-TTg vào ngày 2/12/2011 (gọi tắt là Quyết định 63).

Theo Quyết định 63, nông dân sẽ đƣợc hỗ trợ 100% lãi suất trong hai năm đầu và 50% lãi suất trong năm thứ ba khi vay vốn ƣu đãi mua máy móc có tỷ lệ nội địa từ 60% trở lên (theo danh mục do Bộ NN&PTNT quy định). Thế nhƣng hầu hết nông dân đều cho rằng, hiện máy móc đƣợc sản xuất trong nƣớc chất lƣợng chƣa cao. Vì vậy, đây là một yêu cầu bất hợp lý khiến cho quyết định trên chƣa thể đi vào thực tế.

Theo danh sách các cá nhân, tổ chức bán máy móc, thiết bị đƣợc Bộ NN&PTNT "đính kèm" Quyết định 63, thì hầu hết trong số đó đều đóng trên địa bàn các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Nếu mua một chiếc máy cày đáp ứng điều kiện vay vốn theo Quyết định 63, thì rất xa cho nông dân ở các tỉnh khác. Máy đem về sử dụng nếu có hỏng hóc, hay cần thay phụ tùng lại phải vào tận nơi bán. Nhƣ vậy, chi phí để mua một chiếc máy cày nội địa không chênh lệch nhiều so với máy nhập ngoại. Vì vậy, nông dân chỉ mua máy ở các cửa hàng trong tỉnh, vừa đƣợc bảo hành, lại có phụ tùng thay thế.

- Các nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 497/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn; Quyết định số 2213/QĐ-TTg, ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 497/QĐ-TTg nhằm hỗ trợ đúng đối tượng, đặc biệt là các hộ gia đình và cá nhân ở khu vực nông thôn, thực hiện được mục tiêu ngăn chặn suy giảm và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

39

Các chính sách này khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn còn bất cập, thể hiện qua cơ chế tài chính quy định còn chƣa rõ, chƣa quy định nguồn cụ thể để đầu tƣ; thủ tục để nhận các khoản hỗ trợ còn rƣờm rà và phức tạp; một số nội dung hỗ trợ (vận tải, tƣ vấn, phát triển thị trƣờng…) chƣa phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp; thiết kế còn phức tạp, khó tính toán các khoản hỗ trợ nên chƣa tạo đột phá thu hút doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn...

- Gói kích cầu cho sản xuất nông nghiệp năm 2009

Nông dân gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp nhận đƣợc nguồn vốn, vì quá nhiều thủ tục ràng buộc khiến nông dân khó đủ điều kiện đƣợc vay. Gói kích cầu không đƣợc sử dụng hết, ngân hàng có rất nhiều tiền và muốn đƣợc giải ngân, nông dân rất cần tiền nhƣng không thể vay đƣợc do những điều kiện không thích hợp nhƣ mua vật tƣ, hàng hoá phải có hoá đơn tài chính, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất lúa phải xuất xứ của Việt Nam, trong khi máy của Việt Nam giá cao hơn máy ngoại và tính năng ít hơn…

2.1.7. Tác động của kinh tế xã hội đến việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất lúa tại Việt Nam

- Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá

Trong quá trình công nghiệp hoá, việc co hẹp diện tích đất nông nghiệp để xây nhà máy và các công trình dịch vụ khác là điều tất yếu. Giảm bớt đất canh tác của nông dân, thay đổi cơ cấu lao động ở nông thôn, chuyển lao động thuần nông sang lao động khác tạo ra nhiều giá trị sản phẩm và giá trị gia tăng hơn, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.v..v., là những tất yếu. Tuy nhiên, việc thu hẹp diện tích đất canh tác nông nghiệp để công nghiệp hoá và đô thị hoá ồ ạt nhƣ mấy năm gần đây ở nƣớc ta, đã tạo nên những tác động tốt và không tốt đến đời sống ngƣời dân ở nông thôn, nhất là những ngƣời nông dân, hàng nghìn hộ nông dân mất đất sản xuất, thiếu việc làm nên một bộ phận gia đình nông dân có thu nhập thấp và mức sống giảm dần; thiếu vốn cho tái sản xuất.

40

Ngoài ra, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, một phần lao động trẻ nông nghiệp chuyển dịch đến các khu vực công nghiệp và đô thị, số nông dân trẻ ở lại nông thôn ít đƣợc đào tạo, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thậm chí vào thời điểm thời vụ tập trung ở một số vùng có tình trạng thiếu lao động dẫn đến giá công lao động cao, giá thành sản xuất tăng.

- Thị trường thương mại thế giới

Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúa gạo và các loại sản phẩm nông nghiệp khác có quyền bình đẳng tham gia vào thị trƣờng thƣơng mại nông sản của thế giới.

Nhằm đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn thâm nhập này, việc ƢDCN vào sản xuất lúa theo đó cũng đƣợc đẩy mạnh nhờ các thể chế chính sách không ngừng đƣợc cải thiện để đáp ứng các yêu cầu cam kết gia nhập. Điều này tạo điều kiện cơ hội cho ngành nông nghiệp phát triển ổn định, sản xuất và xuất khẩu lúa đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và quốc tế.

Một phần của tài liệu Nhận dạng rào cản ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)