Đánh giá khái quát thực trạng ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa tạ

Một phần của tài liệu Nhận dạng rào cản ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 51)

9. Kết cấu của Luận văn

2.4. Đánh giá khái quát thực trạng ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa tạ

tại tỉnh Sóc Trăng.

Với việc nghiên cứu khoa học, quản lý ứng dụng những thành tựu công nghệ vào thực tiễn cuộc sống, Sóc Trăng dù đang trong tiến trình xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhƣng cơ bản đến nay vẫn là một tỉnh nông nghiệp vì thế đây cũng là lĩnh vực luôn đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển.

Vai trò của Khoa học công nghệ là tác động để xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến phù hợp với tiến trình của thời đại. Sản phẩm làm ra không chỉ

25

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng, Báo cáo tổng kết ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2010 và triển khai nhiệm vụ Kế hoạch năm 2011, Báo cáo tổng kết ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2011 và triển khai nhiệm vụ Kế hoạch năm 2012, Báo cáo tổng kết thực hiện Kế hoạch năm 2012 và triển khai Kế hoạch năm 2013

52

khẳng định ở sản lƣợng mà còn đòi hỏi chất lƣợng. Sóc Trăng với hơn 80% hộ dân sống bằng nghề nông, tăng trƣởng kinh tế hàng năm vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nền sản xuất nông nghiệp. Cho nên một trong lĩnh vực chủ yếu mà ngành Khoa học công nghệ tỉnh nhà tập trung nghiên cứu ứng dụng cũng nhƣ phục vụ chính là ruộng đồng. Với mục đích cải thiện năng suất, nâng cao chất luợng sản phẩm bằng các chủng loại giống mới, tốt hơn và đƣa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu chăm sóc, xử lý. Qua đó góp phần tăng thu nhập cho nguời nông dân. Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Sóc Trăng đã đầu tƣ phối hợp với ngành nông nghiệp thực hiện các đề tài dự án phục vụ nông nghiệp và đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng nhƣ:

- Đề tài “Chọn tạo giống lúa thơm và lúa cao sản kháng rầy nâu phục vụ vùng sản xuất lúa tỉnh Sóc Trăng” đƣợc triển khai tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách từ tháng 01/2009. Đề tài này có tổng giá trị thực hiện hơn 1,2 tỉ đồng. Trong đó kinh phí từ sự nghiệp Khoa học công nghệ là 871 triệu, còn lại là vốn đối ứng của đơn vị thực hiện. Với mục tiêu tổng quát là chọn tạo giống lúa thơm có chất lƣợng cao và lúa cao sản kháng rầy để góp phần ngăn chặn nguồn lây lan bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Hơn 2 năm, đề tài này đã đƣợc thực hiện 9 tổ hợp lai từ các dòng lúa Tám thơm đột biến, Hoa sữa, các chủng loại ST và dòng lúa mang gen Bph20, Bph21. Hiện hầu hết các tổ họp lai đều ở thế hệ F7, đến cuối năm 2011 cung ứng cho nông dân tỉnh Sóc Trăng các dòng lúa tổ hợp lai chuyển gen kháng rầy vào lúa thơm, 4 tổ hợp chuyển kháng rầy vào giống lúa ST10.

- Đối với việc sản xuất nấm xanh Metarhizium chuyên trị rầy nâu hại lúa, sau khi tiếp nhận quy trình từ Trƣờng ĐH Cần Thơ, thông qua dự án “Nâng cao chất lƣợng cây trồng vật nuôi tỉnh Sóc Trăng” hỗ trợ kinh phí, từ năm 2010 đến nay Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Sóc Trăng tiến hành phân lập và sản xuất nấm xanh để cung cấp cho nông hộ trồng lúa trong tỉnh. Đây là một chế phẩm sinh học rất hiệu quả để trừ rầy nâu, đồng thời bảo đảm an toàn cho ngƣời sử dụng cũng nhƣ môi trƣờng sinh thái, đặc biệt giảm đáng kể chi phí sản xuất so với dùng các loại thuốc hóa học.

53

Trong năm đầu tiên 2010, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Sóc Trăng chỉ sản xuất và thử nghiệm khoảng 150 ha, với kết quả rất khả quan, tỉ lệ diệt rầy cao, tiết kiệm chi phí sản xuất so với sử dụng thuốc hoá học, đặc biệt là an toàn cho ngƣời sử dụng, bảo vệ môi trƣờng.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ đã tiếp tục sản xuất phục vụ cho trên 280 ha lúa bị nhiễm rầy ở các địa phƣơng trong tỉnh, mặc dù đã vƣợt 80 ha so với kế hoạch cả năm, nhƣng trƣớc nhu cầu thực tế của ngƣời dân, 06 tháng cuối năm 2011, Trung tâm cũng tiếp tục sản xuất để phục vụ bà con trong vụ đông xuân với khoảng 100 ha. Số lƣợng nông dân trong tỉnh ngày càng ƣa chuộng và đƣa vào sử dụng nấm xanh trong sản xuất lúa ngày càng tăng.

Trong những năm gần đây, khi thời tiết ngày càng diễn biến bất lợi, biến đổi khí hậu, nắng hạn, mƣa dầm, mặn xâm nhập, nhà nông gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn sản xuất hiệu quả. Ngoài ra còn xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm làm ra không chỉ phục vụ tiêu dùng trong nuớc mà còn hƣớng đến thị trƣờng thế giới với nhiều qui định khắt khe. Chính vì thế khoa học công nghệ những tiến bộ kỹ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đồng áng cũng nhƣ bảo quản chế biến, để tăng năng suất sản lƣợng, chất lƣợng sản phẩm và qua đó góp phần nâng cao đời sống ngƣời dân và thành tựu chung của địa phƣơng.

Riêng đối với việc ƢDCN trong sản xuất lúa ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn từ 2010 đến 2012, nhìn chung có những điểm mạnh nhƣ sau:

Trong năm 2010, năng suất và sản lƣợng đạt trên 1,9 triệu tấn, do Ngành Nông nghiệp đã chỉ đa ̣o triển khai đồng bô ̣ , bố trí lịch thời vu ̣ , cơ cấu giống , công tác bảo vệ thực vật , khuyến nông, thủy lợi v.v…. đă ̣c biê ̣t qua 2 vụ đông xuân và hè thu nông dân sƣ̉ du ̣ng giống lúa chống chi ̣u rầy nâu , kháng bệnh dẫn đến năng suất và chất lƣợng đạt và vƣợt kế hoạch , sử dụng giống mới có triển vọng chiếm tỉ lê ̣ khá cao từng bƣớc đã thay thế các giống kém chất lƣợng.

Ngành nông nghiệp đã xây dựng hoàn chỉnh các đề án để tập trung phát triển sản xuất hàng hóa có chất lƣợng cao nhƣ Đề án phát triển ngành trồng

54

trọt; cơ giới hóa sau thu hoạch; phát triển giống cây trồng; Khuyến nông có sự tham gia của nông dân, doanh nghiệp; đầu tƣ xây dựng vùng sản xuất lúa ƢDCN cao....nhằm góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ngày càng bền vững .

Năm 2011, công tác giống lúa đƣợc thƣ̣c hiê ̣n thƣờng xuyên , chọn lọc đƣợc bô ̣ giống ST riêng cho tỉnh phù hợp điều kiện sản xuất của mô ̣t số vùng đă ̣c thù. Xây dƣ̣ng và thƣ̣c hiê ̣n tốt viê ̣c triển khai cánh đồng mẫu lớn ; Đề án cơ giới hóa sau thu hoa ̣ch ,… giúp nông dân nâng cao năng suất và sản lƣợng lúa, giảm thiểu tốn thất sau thu hoạch, tiết kiệm chi phí đầu vào.

Năm 2012, Ngành Nông nghiệp đã triển khai thƣ̣c hiê ̣n tốt mô hình cánh đồng mẫu, thực hiện có hiệu quả hỗ trợ nông dân mua máy gặt đập liên hợp góp phần nâng cao giá trị trong sản xuất lúa.

Trong công tác nghiên cƣ́u đã tuyển chọn đƣợc nhƣ̃ng giống lúa mới với năng suất cao , ổn định , phẩm chất tốt , chống c hịu tốt với sâu bệnh hại để chuyển giao cho nông dân.

Tuy nhiên, bên cạnh nhƣ̃ng kết quả đa ̣t đƣợc, việc ƢDCN trong sản xuất lúa ở tỉnh Sóc Trăng vẫn còn mô ̣t số khó khăn nhất đi ̣nh do:

Công tác thủy lợi còn nhiều ha ̣n chế, hệ thống thủy lợi mặc dù đƣợc đầu tƣ, nâng cấp nhƣng chƣa đồng bộ, nhiều công trình thủy lợi bị bồi lắng chƣa đƣợc thông thoáng, một số đƣờng giao thông chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vận chuyển hàng hóa, một số vùng trũng diện tích vụ Đông - Xuân xuống giống trễ nguyên nhân do hê ̣ thống thủy lợi còn nhiều b ất cập , viê ̣c tiêu thoát nƣớc không ki ̣p thời làm ảnh hƣởng đến mùa vu ̣ ; Mô ̣t số công trình xảy ra sa ̣t lở bờ bao, đê ở huyê ̣n Cù Lao Dung , Vĩnh Châu, Kế Sách do ảnh hƣởng của triều cƣờng. Điều này làm ảnh hƣởng đến việc canh tác theo mô hình mới của nông hộ cũng nhƣ việc ứng dụng các chế phẩm sinh học, các phƣơng pháp tiến bộ vào sản xuất lúa, cũng nhƣ việc cày, trục đất bằng cơ giới hoá.

Về hiện trạng cơ giới hoá trong thu hoạch lúa, việc đầu tƣ mua máy gă ̣t đâ ̣p liên hợp đối với đa số nông dân tỉnh Sóc Trăng còn khó khăn do cơ chế chính sách. Mặc dù Thủ tƣớng Chính phủ đã cu ̣ thể hóa Nghị quyết số 48/NQ-

55

CP ngày 23/9/2009, về cơ chế chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản , thủy sản bằng Quyết đi ̣ nh số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010. Theo đó mƣ́c đầu tƣ cho các tổ chƣ́c (hợp tác xã, tổ hợp tác), hô ̣ gia đình vay mua máy móc, thiết bi ̣ có giá tri ̣ sản xuất trong nƣớc trên 60 %, đƣợc vay vốn tối đa bằng 100% giá trị hàng hóa; Ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ 100% lãi suất trong 02 năm đầu, tƣ̀ năm thƣ́ 3 là 50% lãi suất. Đây là mô ̣t chính sách rất có ý nghĩa để thực hiện chủ trƣơng giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản , thủy sản. Nhƣng qua 02 năm triển khai Quyết đi ̣nh số 63, trên đi ̣a bàn tỉnh Sóc Trăng chỉ có 02 trƣờng hợp vay vốn mua máy gă ̣t đâ ̣p liên hợp có giá tri ̣ sản xuất trong nƣớc trên 60%.

Qua khảo sát thƣ̣c tế th ì: điều kiện để tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ phải thỏa mãn tiêu chí quy đi ̣nh của Quyết đi ̣nh số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010. Song những thiết bị , công nghệ sản xuất trong nƣớc k hông đƣợc nông dân lựa chọn, do: độ bền vật liệu không cao (máy nhập nội có thời gian sử dụng từ 7 đến 8 năm, trong khi máy nội địa chỉ có từ 3 năm đến 3,5 năm); thiết bị thiếu đồng bộ (các bộ phận phụ tùng thay thế mang tính chuyên biệt của từng cơ sở, không thể sử dụng phụ kiện của cơ sở này thay thế cho phụ kiện của cơ sở khác); năng lực sản xuất của các cơ sở chƣa có uy tín trên thị trƣờng (tên nhãn mác hàng hóa, giấy chứng nhận do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền công nhận về thƣơng hiệu hàng hóa chƣa đƣợc đảm bảo); nông dân sử dụng dịch vụ (thuê máy để cắt lúa) không thích chọn máy nội địa, họ thích chọn các máy có tính năng kỹ thuật cao nhƣ : gặt nhanh, ít hao hụt , ít lẫn tạp chất và máy ít bị hƣ hỏng khi đang làm việc ,… Do đó, máy nội địa rất ít đƣợc nông dân lựa chọn thuê cắt, dẫn tới ngƣời đầu tƣ máy nội địa chậm thu hồi vốn do công suất làm việc thấp, thời gian làm dịch vụ trong năm ít, nên khả năng sinh lời thấp hơn so đầu tƣ máy có công nghệ nhập nội tiên tiến26

.

Đánh giá về thực trạng và giải pháp sử dụng hạt giống lúa chất lƣợng tại cánh đồng mẫu lớn tỉnh Sóc Trăng, TS. Huỳnh Quang Tín - Viện Nghiên cứu

26 http://www.sonnptnt.soctrang.gov.vn, Đào Duy Sự, Hiệu quả trong thực hiện cơ giới hoá khâu thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, 24.7.2013

56

Phát triển ĐBSCL (Trƣờng Đại học Cần Thơ) nhận xét: “Sóc Trăng tổ chức đƣợc hơn 100 cánh đồng mẫu với diện tích khoảng 12.000 ha, giúp nông dân giảm đƣợc 12% chi phí sản xuất và tăng 22% lợi nhuận so với sản xuất nhỏ lẻ là rất tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng lúa giống tốt trong sản xuất chỉ mới chiếm khoảng 30% là rất thấp và điều này ảnh hƣởng rất lớn đến việc ổn định năng suất, chất lƣợng sản phẩm lúa gạo của tỉnh”27

.

Ngoài ra, việc ƢDCN vào sản xuất lúa đƣợc sự quan tâm của tỉnh, cụ thể là quyết định số 820/QĐHC-CTUBND, ngày 07/9/2011 về phê duyệt dự án hỗ trợ nông dân mua máy gặt đập liên hợp, thực hiện cơ giới hoá khâu thu hoạch trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2015, và quyết định số 45/QĐHC-CTUBND, ngày 22/01/2012 về phê duyệt đề án cơ giới hoá các khâu thu hoạch và sau thu hoạch trong sản xuất lúa đến năm 2015; định hƣớng đến năm 2020. Gần đây là quyết định số 14/QĐHC-CTUBND, ngày 14/01/2013 về hỗ trợ nông dân mua máy gặt đập liên hợp, thực hiện cơ giới hoá khâu thu hoạch trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2015 giai đoạn 2.

Về hiện trạng cơ giới hoá sau thu hoạch lúa, Theo Đề án cơ giới hóa các khâu thu hoạch và sau thu hoạch trong sản xuất lúa đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020, số lƣợng máy sấy tĩnh vĩ ngang: 893 chiếc, công suất bình quân 7 tấn/mẻ.Sản lƣợng lúa đƣợc làm khô qua sấy chiếm tỉ lệ 35% trong vụ hè thu và 10% trong vụ đông xuân. Nhƣng hiện nay, số lƣợng máy sấy còn hoạt động có hiệu quả vào khoảng 50% và tập trung ở những thƣơng lái/hàng xáo, nhà máy xay xát, hay chủ dịch vụ sấy vì các đối tƣợng này có vốn và nhạy bén với thông tin thị trƣờng. Các hộ không sấy lúa do một số nguyên nhân sau:

- Tập quán bán lúa ƣớt (sau tuốt hạt bán ngay cho hàng xáo) để trang trải một phần chi phí sau vụ lúa.

- Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định bán lúa ƣớt của đa số nông dân Sóc Trăng không muốn sấy lúa:

27 http://www.tuyengiao.soctrang.gov.vn, Xuân Trƣờng, Cung – cầu lúa giống và bài toán chất lƣợng, hiệu quả, 21.8.2013

57

• Thời điểm thu hoạch lúa tại Sóc Trăng thƣờng chậm hơn các tỉnh khác trong khu vực, nên khi các nơi khác không còn lúa, hàng xáo tập trung về Sóc Trăng thu mua lúa ƣớt tại ruộng với giá tƣơng đối cao.

• Chênh lệch giữa giá lúa ƣớt và lúa khô biến động thấp chỉ từ 200 – 500đ/kg (tuỳ theo ẩm độ hạt) nhƣng đƣợc nông dân chấp nhận vì họ sẽ không phải tốn thêm bất kỳ chi phí nào khác.

• Chi phí sấy cao, khoảng 5 – 7% khối lƣợng sau khi sấy hoặc từ 100 – 150 đ/kg lúa khô. Kỹ thuật vận hành lò sấy phần lớn chƣa đạt yêu cầu làm chất lƣợng của lúa sau khi sấy không đạt phẩm cấp theo thị trƣờng và giá bán bị giảm nên làm mất lòng tin của nông dân.

Công nghệ sau thu hoạch còn nhiều yếu kém: Trong những năm qua bằng nhiều chƣơng trình nhƣ: Thực hiện hợp phần sau thu hoạch, vốn khuyến nông, khuyến công, chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân xây dựng lò sấy…để đầu tƣ và hƣớng dẫn, tuyên truyền nông dân áp dụng công nghệ sấy lúa sau thu hoạch nhƣng kết quả đạt đƣợc còn nhiều hạn chế. Phần lớn máy sấy lúa có công suất sấy dƣới 8 tấn/mẽ, làm hạn chế khả năng sấy cũng nhƣ không mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tƣ, chƣa có các máy sấy lúa công suất lớn gắn với việc xay sát, lau bóng gạo hình thành công nghệ khép kín để tăng chất lƣợng sản phẩm, giảm thất thoát cho nông dân.

Công nghệ chế biến nông sản chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu: Năng lực chế biến nông sản chƣa đáp ứng yêu cầu tiêu thụ hàng hóa nông sản, số lƣợng doanh nghiệp ít, năng lực chế biến còn nhiều hạn chế. Phần lớn hàng hóa nông sản đƣợc bán ngay sau thu hoạch thông qua các đầu mối thu gom, sản phẩm chƣa đƣợc sơ chế, đóng gói vì vậy giá trị hàng nông sản thấp và tăng tỷ lệ hao hụt làm giảm thu nhập của nông dân, không xây dựng đƣợc thƣơng hiệu. Cụ thể, thất thoát trong và sau thu hoạch ở tỉnh Sóc Trăng là 12,7 %.

Về sân phơi, kho chứa, hiện tại ở Sóc Trăng hàng năm chƣa có số liệu thống kê về số lƣợng sân phơi, kho chứa cũng nhƣ số lƣợng lúa đƣợc làm khô bằng sân phơi, lƣợng lúa còn lƣu lại các kho chứa. Đa phần sân phơi, kho chứa tập trung ở những thƣơng lái, hàng xáo, chủ dịch vụ xấy lúa hay các nhà máy

58

xay xát vì các đối tƣợng này có vốn họ đầu tƣ thu gom lúa về phơi, sấy trữ lại

Một phần của tài liệu Nhận dạng rào cản ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 51)