Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh cửa lò (Trang 43)

Thời gian qua, DNVVN là động lực phát triển cho nền kinh tế đất nước. Khoảng 400.000 DNVVN trên cả nước đang có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Theo Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), tính đến tháng 5/2010 cả nước có thêm 33.982 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nâng tổng số lên 496.101 doanh nghiệp; vốn đăng ký gần 2.313.000 tỷ đồng (khoảng 121 tỷ USD); trong đó DNVVN) chiếm đến 97% và trên 50% lao động trong doanh nghiệp, ước tính đóng góp khoảng trên 40% GDP. Giai đoạn 2000- 2009 chứng kiến tốc độ tăng trưởng hết sức ấn tượng về số lượng doanh nghiệp

đăng ký kinh doanh, trong đó chủ yếu là các DNVVN. Nếu như năm 2000, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là hơn 14 nghìn doanh nghiệp thì chỉ sau chín năm, con số này đã tăng gấp 29 lần. Ðiều đặc biệt là số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới luôn có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, thậm chí, trong hai năm 2008 và 2009 vừa qua, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động bất lợi, nhưng số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới vẫn tiếp tục gia tăng. Năm 2008 tăng 12,2% so với năm 2007 và năm 2009 tăng 29,4% so với năm 2008. Một tính toán mới đây của các chuyên gia kinh tế cho thấy, Việt Nam đã đạt được tỷ lệ 5 doanh nghiệp /1.000 dân và đang tiếp cận dần tới mức trung bình là 9-10 doanh nghiệp /1.000 dân của nhiều nước khác trong khu vực. Không chỉ gia tăng về số lượng mà quy mô vốn của các doanh nghiệp cũng tăng dần theo thời gian, tính chung giai đoạn 2000-2008, quy mô vốn đăng ký trung bình của một doanh nghiệp tăng gấp chín lần.

Có thể thấy, các DNVVN có vốn đầu tư ban đầu tuy không lớn nhưng được hình thành và phát triển rộng khắp ở cả thành thị và nông thôn, ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực, lấp vào khoảng trống thiếu vắng của các doanh nghiệp lớn, tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc dân khai thác mọi tiềm năng, tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn. Sự phát triển tích cực của khu vực doanh nghiệp này đã góp phần cơ bản tạo việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

Năm 2009, DNVVN là khu vực doanh nghiệp bị tác động rõ nhất từ cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất và miễn, giảm, giãn thuế cho DNVVN. Hai chính sách này đã có tác động tích cực và thiết thực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đã giúp nhiều DNVVN vượt qua được giai đoạn khó khăn, duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động. Sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong nhiều năm qua đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu vực DNVVN. Nhưng trước hết là sự nỗ lực, năng động, sáng tạo, không ngừng vươn lên của các DNVVN, yếu tố quyết định sự phát triển vượt bậc của các DNVVN.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh cửa lò (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)