Quy mô cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh cửa lò (Trang 45)

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay DNVVN từ năm 2008 đến 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Doanh số cấp tín dụng 425.017 442.551 874.056 1.431.523 Doanh số thu nợ 392.104 419.036 842.114 1.192.421 Tổng dư nợ DNVVN 152.038 178.754 478.951 718.053 Tỷ trọng so với tổng dư nợ 15,7% 22,3% 41,3% 47,7%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2008, 2009, 2010, 2011)

Dư nợ cho vay DNVVN trong thời gian qua mặc dù đã có sự tăng trưởng, dư nợ cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này năm sau cao hơn năm trước và tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN cũng tăng dần qua các năm so với tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh. Tuy nhiên nhìn vào tỷ trọng dư nợ theo bảng…. thấy rằng trong giai đoạn 2008-2009 chính sách tín dụng của Chi nhánh hầu như chỉ tập trung vào các khách hàng là DNL, không chú trọng đầu tư tín dụng vào DNVVN. Có thể nói rằng đây là một nguyên nhân dẫn đến Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc tăng trưởng dư nợ cho vay. Trong giai đoạn này, Chi nhánh đã rất cố gắng tìm kiếm, lôi kéo khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay, phấn đấu đưa dư nợ cho vay đạt 1.000 tỷ vào cuối năm 2008 rồi tiếp tục phấn đấu đạt được mục tiêu vào cuối năm 2009 nhưng kết quả thực hiện không như mục tiêu đề ra. Nguyên nhân chính là chính sách tín dụng của Chi nhánh là chú trọng vào các doanh nghiệp lớn mà bỏ qua đối tượng khách hàng rất tiềm năng là các DNVVN. Cụ thể, giai đoạn này dư nợ cho vay của Chi nhánh tập trung và phụ thuộc vào một số khách hàng lớn như Công ty xi măng Hoàng Mai (dư nợ 270 tỷ đồng), Công ty Vật tư nông nghiệp Nghệ An (dư nợ 220 tỷ đồng), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (dư nợ 250 tỷ đồng) và một số khách hàng khác….

Dư nợ cho vay phụ thuộc quá lớn vào một số ít khách hàng đã làm cho Chi nhánh rất bị động và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặt khác, do phụ thuộc vào dự nợ cho vay của các doanh nghiệp này nên Chi nhánh phải thực hiện nhiều chính sách ưu đãi như lãi suất, phí dịch vụ, điều kiện cấp tín dụng nới lỏng hơn như cho vay không có

bảo đảm ….. trong khi những doanh nghiệp này sử dụng rất ít các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tiền gửi thanh toán duy trì với số dư bình quân thấp nên hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn này đạt thấp.

Do chính sách tín dụng quá chú trọng vào cho vay doanh nghiệp lớn mà bỏ quên đối tượng khách hàng tiềm năng là DNVVN là những khách hàng sản xuất kinh doanh đa dạng các loại mặt hàng, đa dạng ngành nghề, có đầy đủ tài sản bảo đảm, có nhu cầu vay vốn ngân hàng và sử dụng các dịch vụ khác rất lớn, có các phương án/dự án khả thi đảm bảo khả năng trả nợ…. Quan hệ với đối tượng khách hàng này ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc cấp tín dụng, không bị lệ thuộc và giảm thiểu được rủi ro trong quá trình cho vay.

Nhận thức được các vấn đề trên, từ năm 2009 đến nay với sự thay đổi bộ máy lãnh đạo và các Phòng/ban chuyên môn, Chi nhánh đã xác định và lựa chọn hướng đi đúng trong mọi hoạt động nói chung và hướng đầu tư tín dụng. Do vậy, tỷ trọng cho vay DNVVN đã tăng dần trong tổng dư nợ cho vay, đến 31/12/2011 chiếm 47,7% so với năm 2010 chiếm 41,3%, năm 2009 là 22,3%. Do một thời gian quá dài bỏ quên đối tượng khách hàng DNVVN là cho khách hàng thấy rằng bị phân biệt trong quan hệ tín dụng trong điều kiện các NHTM khác rất chú trọng vào đối tượng khách hàng này với nhiều chính sách ưu đãi. Đặc biệt thời gian qua các NHTM cổ phần thành lập mới rất nhiều Chi nhánh tại địa bàn Nghệ An đã làm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng và những ngân hàng này tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng là DNVVN và cá nhân, hộ gia đình. Vì những lý do trên nên Chi nhánh Cửa Lò đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút, lôi kéo những khách hàng là DNVVN tại địa bàn.

Đến nay, Chi nhánh Cửa Lò vẫn đang duy trì mối quan hệ rất tốt đẹp với các khách hàng lớn như Công ty xi măng Hoàng Mai, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Vật tư nông nghiệp Nghệ An,… với dư nợ cho vay được duy trì ổn định và doanh số phát sinh thường xuyên. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã chủ trọng nhiều vào đối tượng khách hàng là các DNVVN bằng nhiều chính sách như chủ động tìm kiếm khách hàng, sử dụng chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ, đổi mới phong cách và thái độ giao dịch…. nên đã thu hút được một số lượng lớn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án/dự án khả thi,…đang quan hệ tại các NHTM khác trên địa bàn về quan hệ với Chi nhánh. Do vậy, tổng dư nợ cho vay đã

tăng trưởng cao so với các năm và cơ cấu dư nợ cho vay đã thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các DNL.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh cửa lò (Trang 45)