Các nhân tố khách quan khác:

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh cửa lò (Trang 31)

Ngoài những nhân tố chủ quan nêu trên còn nhiều nhân tố khách quan mà tác động của nó cũng không nhỏ đến chất lượng cho vay của Ngân hàng.

(1) Tác động của môi trường kinh tế.

Môi trường kinh tế là nhân tố luôn ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người vay hay nói rõ hơn là nếu môi trường kinh tế xấu làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, ảnh hưởng đến thời hạn trả nợ và khả năng trả nợ khoản vay cho ngân hàng. Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của khoản vay và tác động gián tiếp đến chất lượng cho vay chung của ngân hàng. Ngược lại nếu môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, thu hồi được vốn nhanh đồng thời lợi nhuận thu được sẽ cao và từ đó khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khoản vay sẽ được trả đủ, đúng hạn,

khoản tín dụng tại ngân hàng sẽ có chất lượng tốt.

(2) Tác động của môi trường pháp lý.

Ngân hàng là một doanh nghiệp luôn phải hoạt động theo quy định, quy chuẩn quản lý chặt chẽ hơn so với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất hay thương mại nào. Vì vậy, một hệ thống pháp lý càng hoàn chỉnh, đồng bộ thì sẽ càng đem lại hiệu quả hoạt động của ngân hàng, của các doanh nghiệp và đảm bảo được chất lượng của công tác tín dụng đối với ngân hàng. Còn nếu môi trường pháp lý không hoàn chỉnh, có nhiều lỗ hổng thì kết quả sẽ ngược lại cho cả ngân hàng và các doanh nghiệp từ đó làm cho chất lượng của các khoản vay ngân hàng đối với doanh nghiệp sẽ xấu và khó có thể thu hồi.

(3) Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Trong nền kinh tế thị trường các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước bao gồm các chính sách tài chính tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đối ngoại.... có vai trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng, các doanh nghiệp nói riêng. Chính sách kinh tế trong hoàn cảnh này thì có tác dụng cho cả ngân hàng và doanh nghiệp nhưng trong hoàn cảnh khác thì lại ngược lại. Các chính sách này nhằm ưu tiên phát triển hay hạn chế một ngành nào đó để đảm bảo cân đối cho nền kinh tế. Do vậy các chủ trương, chính sách của Nhà nước phải đúng đắn thì mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là điều kiện cần để đạt được chất lượng và hiệu quả của hoạt động cho vay tại Ngân hàng.

(4) Các yếu tố thiên tai.

Chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhiều khi mang tính thời vụ. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước có thành phần kinh tế Nhà nước, trong đó doanh nghiệp trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp lại chiếm một tỷ trọng không nhỏ thì yếu tố này là rất quan trọng. Khi thiên tai xẩy ra như: lũ lụt, hạn hán, mưa bảo, sóng thần, động đất... làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đổ bể, dẫn đến khả năng hoàn trả các khoản nợ vay ngân hàng là khó khăn hoặc không thể, làm cho chất lượng cho vay tại Ngân hàng bị giảm sút.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh cửa lò (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)