Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh cửa lò (Trang 27)

1.2.3.2.1. Hoạt động tín dụng xét ở góc độ hoạt động của Ngân hàng

Các khoản tín dụng của ngân hàng có chất lượng tốt khi hiệu quả sử dụng vốn cao, an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ thể sử dụng đồng thời mang lại một mức lợi nhuận nào cho ngân hàng. Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng cho vay đối với ngân hàng:

a) Các chỉ tiêu về tăng trưởng doanh lợi:

- Tổng doanh thu của ngân hàng từ hoạt động tín dụng

- Cơ cấu thu nhập từ các hoạt động tín dụng của ngân hàng và từ trong hoạt động kinh doanh khác.

- Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của ngân hàng. b) Các chỉ tiêu sử dụng vốn:

- Lượng dư nợ tích lũy đến thời điểm hết kỳ và cơ cấu dư nợ (ngắn hạn, trung và dài hạn)

- Tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động:

Dư nợ

Tỷ lệ cho vay =

Tổng lượng vốn huy động

Tỷ lệ này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động của Ngân hàng, so sánh khả năng cho vay với nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không có hiệu quả.

- Cơ cấu cho vay theo mức lãi suất và lãi suất cho vay bình quân: Dư nợ cho vay theo từng mức lãi suất phải có tỷ lệ phù hợp so với mức lãi suất cho vay bình quân của Ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy được mức lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất huy động bình quân thì ngân hàng mới hoạt động và có lãi.

- Vòng quay vốn tín dụng trong năm:

Dư nợ trong năm

Vòng quay vốn tín dụng trong năm =

Dư nợ bình quân năm

lần trong năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ ngân hàng thu được nhiều nợ và chứng tỏ rằng nguồn vốn mà ngân hàng đã đầu tư vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

- Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng được tính bằng công thức:

Dự phòng rủi ro được trích lập

Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng =

Nợ quá hạn khó đòi Hệ số này đánh giá tỷ lệ bù đắp những rủi ro do cho vay có khả năng mất vốn. c) Các chỉ tiêu về an toàn tín dụng và mức độ rủi ro

- Tỷ lệ nợ quá hạn:

Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng dư nợ

Nợ quá hạn là phần còn lại mà đến hạn hoặc có thêm thời gian gia hạn vẫn chưa đủ để thu hồi lại được.

- Tổng dư nợ quá hạn trong kỳ và tổng dư nợ quá hạn tích lũy.

- Cơ cấu nợ quá hạn “ theo tuổi”; Phân nhóm nợ quá hạn theo thời gian quá hạn và theo khách hàng, ước tính tỷ lệ nợ quá hạn chuyển sang nợ khó đòi. Chi tiết nợ quá hạn theo tuổi sau:

+) Tên khách hàng. +) Tổng dư nợ.

+) Quá hạn dưới 3 tháng. +) Quá hạn từ 3-6 tháng.

+) Quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm . +) Quá hạn trên 1 năm.

- Tỷ lệ phần trăm nợ quá hạn theo tuổi.

- Tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn trong kỳ: Cùng với tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn cho ta biết mức độ quản lý nội bộ đối với nợ quá hạn. Nếu tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn đạt giá trị thấp tức là doanh số thu hồi nợ quá hạn trong kỳ thấp nghĩa là thực tế Ngân hàng có thể đang đứng trước một rủi ro mất một lượng vốn cho vay. Tỷ lệ này có thể xác định bằng công thức:

Doanh số thu nợ quá hạn trong kỳ Tỷ lệ thu hồi nợ

quá hạn = Dư nợ quá hạn đầu kỳ + Dư nợ quá hạn trong kỳ

Một tỷ lệ nợ quá hạn được coi là chấp nhận được là dưới 3%. - Tỷ lệ nợ xấu:

Dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu =

Tổng dư nợ x 100%

Chỉ tiêu này là chỉ tiêu để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này thấp cũng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng của Ngân hàng cao; Một tỷ lệ nợ xấu được coi là chấp nhận được là dưới 1%.

1.2.3.2.2. Chất lượng cho vay dưới góc độ hoạt động của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý và sử dụng vốn nên đối với họ chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng là doanh thu đạt được từ khoản vay ngân hàng, lợi nhuận tăng lên nhờ việc sử dụng vốn vay ngân hàng.... Ngoài ra nó còn thể hiện ở chỗ nhờ có số tiền vay ngân hàng mà doanh nghiệp có thể đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh, củng cố vị thế doanh nghiệp trên thị trường, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người lao động.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh cửa lò (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)