Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn từ năm 2008 đến năm 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Năm
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
I Theo thời hạn 965.555 1.138.844 1.642.920 1.861.543
1
Không kỳ hạn và thời gian dưới
1 năm 152.689 890.494 1.640.170 1.861.477
2 Từ trên 12 đến dưới 60 tháng 812.866 248.350 2.750 66
3 Trên 60 tháng - - - 0
II Theo sản phẩm huy động 965.555 1.138.844 1.642.920 1.861.543
1 Tiền gửi tiết kiệm 782.051 1.024.277 1.001.049 1.150.808
a Nội tệ 616.072 828.290 813.294 955.592
b Ngoại tệ 165.979 195.987 187.755 195.215
2 Tiền gửi tổ chức kinh tế 134.547 109.764 572.015 622.184
a Nội tệ 123.745 107.153 557.672 614.283
b Ngoại tệ 10.802 2.611 14.343 7.901
3 Phát hành công cụ nợ 78.957 4.803 69.856 88.551
a Nội tệ 2.718 544 45.488 63.505
b Ngoại tệ 46.239 4.259 24.368 25.046
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2008, 2009, 2010, 2011)
Qua số liệu huy động vốn giai đoạn 2008 – 2011 thấy rằng nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng khá, nguồn vốn huy động năm 2010 tăng 504.576 triệu đồng so với năm 2009 tương đương 144%. Đến thời điểm năm 2011 nguồn vốn huy động tăng 218.623 triệu đồng so với thời điểm 31/12/2010. Có thể nói, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trong trong hoạt động ngân hàng, nguồn vốn huy động đảm bảo khả
năng thanh khoản cho ngân hàng, giúp ngân hàng có quyền chủ động trong việc đầu tư tín dụng với chính sách lãi suất cạnh tranh để tiếp cận và thu hút khách hàng. Xác định đúng vai trò của nguồn vốn, trong những năm qua Chi nhánh Cửa Lò đã bằng mọi biện pháp để khơi thông và tăng trưởng nguồn vốn huy động bằng cách đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi với nhiều chính sách ưu đãi (như tiền gửi không kỳ hạn; có kỳ hạn với lãi suất bậc thang, rút gốc linh hoạt; chính sách lãi suất có tính cạnh tranh; công tác chăm sóc khách hàng; mở rộng mạng lưới; chấn chỉnh thái độ và phong cách phục vụ,….). Do vậy, trong những năm qua, Chi nhánh Cửa Lò luôn chủ động nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại đơn vị thậm chí còn gửi vốn điều hoà về trụ sở chính để điều hoà vốn cho toàn hệ thống. Đặc biệt hơn, từ cuối năm 2010, Chi nhánh đã lôi kéo và thu hút được một số khách hàng có nguồn tiền gửi thanh toán lớn như BHXH, Xăng dầu, Bưu điện. Do vậy đến cuối năm 2010 nguồn tiền gửi thanh toán tăng 462.251 triệu đồng, đến hết năm 2011 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng 113% so với cuối năm 2010. Nguồn vốn tiền gửi thanh toán tăng làm cho chi phí huy động vốn bình quân giảm xuống đã làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có bước tăng trưởng nhanh so với cùng kỳ năm 2010.
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo khách hàng: Nguồn vốn huy động của Chi
nhánh chủ yếu là nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm. Đến 31/12/2011 nguồn vốn huy động tư dân cư đạt 1.150.808 triệu đồng chiếm 61,82% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm 33,42% tổng nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi thanh toán của một số khách hàng lớn như BHXH, Xăng dầu, Bưu điện…. còn lại là phát hành công cụ nợ như chứng chỉ tiền gửi chiếm 4,76%.
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn: Trong tổng nguồn vốn huy động
tính đến 31/12/2010 thì nguồn vốn huy động có kỳ hạn đạt 1.070.905 triệu đồng chiếm 65% tổng nguồn vốn huy động tăng 104% so với cùng kỳ năm 2008, đến 31/12/2011 đạt 1.239.359 triệu đồng chiếm 67% tổng nguồn vốn huy động. Đây có thể khẳng định là một thắng lợi to lớn đối với Chi nhánh Cửa Lò trong công tác huy động vốn. Từ một đơn vị ban đầu gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) đến nay bằng chính sách khách hàng, linh hoạt trong cơ chế điều hành lãi suất,… nên đã thu hút được rất nhiều doanh nghiệp có số dư tiền gửi thanh toán lớn đặt quan hệ và duy trì số dư thường xuyên.
Trong hoạt động huy động vốn, Chi nhánh xác định rằng tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì, mặc dù nguồn vốn này có chi phí huy động lớn tuy nhiên lại có độ ổn định hơn so với nguồn tiền gửi thanh toán, ngân hàng chủ động hơn trong vấn đề sử dụng vốn để đầu tư tín dụng. Do vậy, thời gian qua Chi nhánh đã liên tục mở rộng mạng lưới, sử dụng nhiều sản phẩm huy động có tính hấp dẫn và canh tranh, tăng cường công tác tiếp thị giới thiệu sản phẩm,… cho nên nguồn vốn huy động từ các đối tượng này có sự tăng trưởng khá và ổn định. Tuy nhiên khó khăn của ngân hàng nói chung là tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu tập trung vào loại sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm (gấp hơn 2,6 lần so với nguồn vốn có kỳ hạn trên 1 năm). Do vậy, việc đầu tư vốn trung, dài hạn Chi nhánh buộc phải sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để bù đắp.
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền: Nguồn vốn huy động trong giai
đoạn 2008-2011 chủ yếu là huy động tiền gửi bằng nội tệ. Tính riêng năm 2010 nguồn vốn huy động nội tệ đạt 1.633.383 triệu đồng gấp 7,2 lần so với nguồn vốn huy động ngoại tệ (chủ yếu là USD). Do tâm lý người gửi tiền là gửi bằng ngoại tệ để tránh sự mất giá của loại tiền VND và chờ đợi chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên số lượng khách hàng này không nhiều mà chủ yếu gửi bằng nội tệ với lãi suất cao hơn. Mặt khác, do vốn đầu tư tín dụng bằng ngoại tệ không lớn nên Chi nhánh cũng không bằng mọi cách nhằm huy động vốn bằng ngoại tệ.
Mặc dù so với kết quả công tác huy động vốn qua các năm thấy rằng công tác huy động vốn đã được thực hiện một cách có hiệu quả, nguồn vốn huy động có bước tăng trưởng khá cả về số dư huy động và cơ cấu nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2011 nguồn vốn huy động của Chi nhánh Cửa Lò chỉ chiếm 7-8% thị phần trên địa bàn và 0,71% so với toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Với mục tiêu phấn đấu đưa Chi nhánh Cửa Lò lên Chi nhánh cấp 1 hạng 2 thì phải đẩy mạnh mọi hoat động của chi nhánh trong đó một trong các chỉ tiêu quan trọng đó là phải tăng trưởng mạnh về nguồn vốn huy động.