Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh cửa lò (Trang 78)

Hiện nay số lượng DNVVN trên địa bàn tỉnh Nghệ An là tương đối lớn và sẽ phát triển nhiều hơn trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên để có nhiều DNVVN hoạt động có hiệu quả và ngày càng lớn mạnh góp phần vào việc phát triển nền kinh tế tỉnh nhà qua đó ngân hàng sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc mở rộng cho vay thì UBND tỉnh Nghệ An cần có các giải pháp để hỗ trợ cho các DNVVN trên địa bàn tỉnh:

Thư nhất rà soát, đánh giá để kịp thời có những kiến nghị sửa đổi về cải cách hành chính tới Nhà nước:

Nói chung các cơ chế, chính sách khi thực thi phải phù hợp với khả năng của các DNVVN và của địa phương, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội tỉnh và tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Hiện nay, các cơ chế

chính sách đưa vào cuộc sống đều góp phần hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DNVVN phát triển. Nhưng khi thực hiện những chính sách này thì vẫn còn nhiều bất cập: Hoặc do các chính sách chồng chéo lên nhau, hoặc do năng lực của cán bộ thi hành, hoặc do ý thức chấp hành của các doanh nghiệp chưa cao. Vì vậy, việc kịp thời rà soát, sửa đổi bổ sung các chính sách cho phù hợp với thực tiễn là việc làm quan trọng. Nếu chính sách thay đổi quá chậm so với yêu cầu thì sẽ là lực cản cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Các chính sách của nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của DNVVN qua đó tác động trực tiếp đến chất lượng hoạt động cho vay của NHTM. Cụ thể như chính sách hỗ trợ vốn, miễn giảm thuế sẽ làm cho hoạt động của DNVVN phát triển từ đó nâng cao hơn khả năng thanh toán các khoản nợ tại NHTM. Chính sách cải cách đầu tư công, cải cách cơ chế xây dựng sẽ tạo điều kiện cho DNVVN tiếp cận đất đai, cơ sở hạ tầng từ đó tăng khả năng cạnh tranh nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Thứ hai nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng:

Đây là việc làm nhằm tạo điều kiện thuận lợi, qua đó sẽ làm giảm được những chi phí cơ hội cho cả các doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng. Để thực hiện được tốt công việc này, trước hết cần phải chú ý đến khâu bồi dưỡng và đào tạo cán bộ. Trình độ chuyên môn yếu và ý thức kém của cán bộ thực thi công vụ là sự tồn tại khá phổ biến hiện nay. Đây là nguyên nhân trực tiếp tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng. Để khắc phục tồn tại này, ngoài việc nâng cao trình độ cán bộ, cần có chế tài hợp lý đối với cán bộ khi thực hiện công vụ mà mắc phải các sai phạm. Những cơ quan chức năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động cho vay DNVVN tại Chi nhánh Cửa Lò như Ngân hàng Nhà nước, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở tài nguyên và môi trường, Sở công thương, UBND thị xã Cửa Lò.

Thứ ba củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các trung tâm xúc tiến hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

Hiện nay Nghệ An đã có các trung tâm gồm: Ban trợ giúp phát triển DNVVN của tỉnh, trung tâm xúc tiến đầu tư, trung tâm xúc tiến thương mại, các trung tâm khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm…Mục tiêu của các trung tâm này là hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất trên cơ sở các kế hoạch phát triển, và nhu cầu

thực tế của các doanh nghiệp. Vì thế, cần đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ kinh doanh: Hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ kiến thức về ngành nghề, hỗ trợ kiến thức về phân tích thị trường, hỗ trợ về công nghệ và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ bồi dưỡng năng lực cho doanh nhân, doanh nghiệp…

Thực hiện Chỉ thị số 27/2003/CT-TTg, Quyết định 94/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh cần tiến hành rà soát chức năng, nhiệm vụ, bộ máy, cán bộ các trung tâm để sắp xếp, bổ sung, điều chỉnh hợp lý về tổ chức, về chức năng nhiệm vụ. Qua đó sớm xây dựng cơ chế phối hợp trong việc trợ giúp phát triển doanh nghiệp và nên tập trung một đầu mối theo tinh thần Quyết định 94/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Công tác này được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho DNVVN có thể tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Từ đó giúp doanh nghiệp giảm các chi phí trong hoạt động kinh doanh, hiệu quả hơn trong sử dụng vốn tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ vay tại các tổ chức tín dụng trong đó có Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cửa Lò. Do đó góp phần tác động gián tiếp đến chất lượng cho vay DNVVN tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh cửa lò (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)