Kiến nghị với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh cửa lò (Trang 81)

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, tính cạnh tranh cao, tính chất cạnh tranh gay gắt, nên những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả sẽ bị đào thải, những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tính thích nghi cao sẽ tồn tại và phát triển. Vì thế, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải dần hoàn thiện mình để thích nghi với thực tế.

Một là phát huy vai trò của chủ doanh nghiệp. Các DNVVN của Việt Nam,

nhất là các DNVVN Nghệ An nói riêng (nhất là các DNVVN thuộc khu vực kinh tế tư nhân) có một đặc điểm là: Người chủ sở hữu vốn cũng đồng thời là người trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp. Vì thế, người chủ doanh nghiệp cần biết dùng đúng người, đúng việc, biết kết hợp các nguồn lực đầu vào một cách hợp lý. Khi chất lượng các nguồn lực đầu vào không như nhau cả về tính chất và trình độ, nếu không được sử dụng hiệu quả thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ không đạt mục đích, thậm chí có thể đến bờ vực của sự phá sản. Vì thế, trong vai trò đứng đầu quản lý, người chủ doanh nghiệp phải coi yếu tố con người trong doanh nghiệp là quan trọng nhất. Bên cạnh việc chú trọng phát huy yếu tố con người, các yếu tố khác như công nghệ, nguyên liệu…cũng phải được quan tâm. Do vậy, người chủ doanh nghiệp phải chủ động trong tìm hiểu thông tin về đầu vào như công nghệ, vốn, đất, thị trường nguyên liệu, thị trường lao động…để chủ động bố trí kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý, cải tiến, thay đổi công nghệ cho phù hợp. Là một chủ doanh nghiệp, hơn ai hết, phải nắm rõ thực lực hiện có của doanh nghiệp và phải có được những phương án, lộ trình tăng trưởng nhất định. Để nắm được những cơ hội mà thương trường mang đến, chủ doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường để có thể dự báo được những thời cơ, thách thức mà môi trường kinh doanh mang lại.

Hai là các doanh nghiệp, nhất là các DNVVN phải biết tạo mối liên kết với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động. Các DNVVN có thể tham gia làm gia công, lắp ráp cho các doanh nghiệp sản xuất lớn, hoặc tham gia chế tạo chi tiết của một sản phẩm (làm chức năng CN phụ trợ). Bài học về sự hợp tác giữa các DNVVN với các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, ngay cả những tập đoàn lớn như Sony, Toyota cũng đã từng là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Hiện nay có một xu hướng là các doanh nghiệp thường liên kết với nhau để phát triển mạng phân phối và đẩy mạnh tiếp thị.

Ba là các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới mình. Kinh nghiệm của

các tập đoàn lớn như BBC, Microsoft, Dell, …chỉ ra rằng, trong môi trường kinh doanh biến động với tốc độ nhanh như ngày nay, thì việc các doanh nghiệp, các công ty phải thường xuyên làm mới mình là điều đương nhiên. Để có thể tồn tại và phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cải tiến và đổi mới là điều đương nhiên, nhưng phải cải tiến và đổi mới như thế nào ? Lời khuyên mà các “ông lớn” này đưa ra là: Cải tiến và đổi mới theo 4 quan điểm: Tăng cường lợi ích của sản phẩm; tăng cường lợi ích của khách hàng; phát triển hệ thống phân phối; tăng cường đẩy mạnh tiếp thị và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, khách hàng đánh giá lợi ích của mình thông qua những gì mà sản phẩm của doang nghiệp mang lại. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải quan tâm cải tiến tiện ích của sản phẩm. Doanh nghiệp cần rà soát và tìm ra khách hàng và thị trường tiềm năng. Các DNVVN Nghệ An nói riêng đang có một thị trường được đánh giá là có dung lượng rất lớn, trên 3 triệu dân với sức mua đang lên. Đổi mới và cải tiến quy trình hoạt động và tổ chức của doanh nghiệp để có những bước đột phá trong quy trình hoạt động nhằm đưa ra sản phẩm mới, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh nhất, hiệu quả nhất.

KẾT LUẬN

Trải qua hơn 05 năm xây dựng và trưởng thành đến nay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cửa Lò đã trở thành một trong những ngân hàng chủ lực trên địa bàn, đã có những đóng góp rất lớn vào sự phát triển lớn mạnh của rất nhiều chủ thể kinh tế qua đó góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít những vấn đề cần phải xem xét và đổi mới nhằm đưa hoạt động động của Chi nhánh ngày càng phát triển vững mạnh hơn trong tương lai. Qua nghiên cứu thực tế hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cửa Lò thấy rằng mặc dù cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu đem lại thu nhập hàng năm của Chi nhánh tuy nhiên quy mô cho vay còn hạn chế, thị phần cho vay so với các NHTM trên địa bàn chiếm tỷ lệ thấp, cơ cấu cho vay chưa phù hợp do trong một thời gian dài Chi nhánh theo đuổi chính sách cho vay tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn mà bỏ qua một đối tượngkhách hàng rất tiềm năng là các DNVVN. Mặc dù thời gian gần đây, Chi nhánh đã có nhiều thay đổi trong chính sách chính sách cho vay nhằm hướng đến các khách hàng là DNVVN nhưng kết quả mang lại còn hạn chế, việc mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN còn gặp nhiều khó khăn đòi hỏi trong thời gian tiếp theo phải có những giải pháp và bước đi phù hợp.

Với mong muốn giải quyết những tồn tại trong hoạt động cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cửa Lò, trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu tác giả đã: (i) hệ thống một cách khái quát thực trạng hoạt động cho vay DNVVN; (ii) đi sâu phân tích, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó; (iii) đưa ra hệ thống giải pháp sát thực nhằm giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng cho vay DNVVN đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất đối với cơ quan ban ngành hữu quan trong việc hỗ trợ một cách có hiệu quả đối với hoạt động của DNVVN cũng như đối với hoạt động của NHTM.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng việt.

1. Võ Thuý Anh, Lê Phương Dung (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại,

NXB Tài chính Hà nội.

2. TS Lê Kim Bá, TS Trần Kim Hào, TS Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh

nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Vũ Kim Dũng (2000), Những nội dung cơ bản về quản trị doanh nghiệp vừa

và nhỏ, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương Mại, NXB Đại học

kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2008, 2009, 2010, 2011), Báo

cáo tổng kết, báo cáo sơ kết, Hà Nội.

6. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cửa Lò (2008, 2009,

2010, 06/2011), Báo cáo tổng kết, báo cáo sơ kết, Nghệ An.

7. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2006), Chức năng nhiệm vụ của các

phòng, ban tại chi nhánh NHCT VN, Hà Nội.

8. Ngân hàng thế giới (2000), Việt Nam tiến vào thế kỷ thứ XXI, Ngân hàng thế

giới, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quy định về ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách

hàng, Hà Nội.

10.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN quy

định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-

NHNN, Hà Nội.

11.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN

quy định về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín

12.GS. TS Lê Văn Tư, (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội.

13.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật các Tổ

chức tín dụng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15.Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (2005), Đặc điểm môi trường

kinh doanh ở Việt Nam – kết quả điều tra DNVVN, Hà nội.

16.HSBC Việt Nam (2007, 2008, 2009), Báo cáo kết quả kinh doanh của khách

hàng DNVVN. TP Hồ Chí Minh.

17.Nguyễn Văn Tuấn (2009), Nâng cao chất lượng cho vay tại Chi nhánh Ngân

hàng Công thương Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ. Học viện Ngân hàng.

18.Cao Xuân Dũng (2010), Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông

nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ. Đại học Nha

Trang.

19.Đỗ Thu Ninh (2008), Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm – Thực trạng và giải

pháp, Luận văn thạc sỹ. Học viện tài chính.

Tài liệu nước ngoài

1. HSBC VietNam (2007, 2008, 2009), Business Intruction Manual (BIM)

Credit Volume 3, Ho Chi Minh City.

2. HSBC VietNam (2007, 2008, 2009), Business Intruction Manual (BIM) 3B –

SME Lending, Ho Chi Minh City.

3. HSBC VietNam (2007, 2008, 2009), Fuctional Intruction Manual (FIM), Ho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi Minh City.

4. HSBC VietNam (2009), Strategic Direction – Best Bank for Small Business,

Tài liệu tham khảo từ Internet

http://www.dnnghean.com.vn http://www.vietinbank.vn http://www.kinhte24h.com

Phụ lục 01: Danh sách các chuyên gia tham khảo ý kiến

1. TS Phạm Huy Hùng, CTHĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam,

Số điện thoại: 043.9421030.

2. TS Võ Thị Thúy Anh, Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Số điện

thoại: 0511-3847001.

3. Ông Võ Quý Dũng, TP Khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam – Chi nhánh Cửa Lò, Số điện thoại: 0383.952466.

4. Ông Phùng Ngọc Hải, TP Khách hàng cá nhân, Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam – Chi nhánh Cửa Lò, Số điện thoại: 0383.949091.

5. Ông Diệp Xuân Hạnh, TP Giao dịch Hồng Sơn, Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam – Chi nhánh Cửa Lò, Số điện thoại: 0383.581699.

6. Bà Nguyễn Thị Hải Yến, TP Kế toán giao dịch, Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam – Chi nhánh Cửa Lò, Số điện thoại: 0383.824563.

7. Ông Nguyễn Quốc Vinh, TP Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cửa Lò, Số điện thoại: 0383.949028.

8. Bà Trần Thị Bích Thủy, CBTD Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cửa Lò, Số điện thoại: 0383.949030.

9. Ông Trương Mạnh Tuấn, CBTD Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cửa Lò, Số điện thoại: 0383.949030.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh cửa lò (Trang 81)