Bảng 2.11: Cho vay khách hàng theo địa bàn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Dư nợ theo địa bàn
2008 2009 2010 2011
Khách hàng tại TP Vinh 131.605 158.449 388.084 604.416
K/hàng ngoài TP Vinh 16.883 17.805 82.565 106.135
K/hàng khác địa bàn tỉnh 3.550 2.500 8.302 7.502
Tổng Cộng 152.038 178.754 478.951 718.053
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2008, 2009, 2010, 2011)
Qua số liệu thấy rằng chính sách cho vay các DNVVN của Chi nhánh Cửa Lò trong thời gian vừa qua chỉ tập trung vào các khách hàng đăng ký và hoạt động tại địa bàn thị xã Cửa Lò và thành phố Vinh, hầu như không cho vay đối với các khách hàng tại các địa bàn khác. Dư nợ khách hàng tại hai địa bàn trên trong năm 2008, 2009 chiếm bình quân hơn 87% tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh, năm 2010 tỷ lệ này chiếm 81% tổng dư nợ và đến năm 2011 chiếm 84% tổng dư nợ. Mặc dù
dư nợ cho vay qua các năm liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng khá cao tuy nhiên khách hàng vẫn chỉ tập trung tại thị xã Cửa Lò và thành phố Vinh. Đây là hạn chế cố hữu của Chi nhánh vì xét trong hoạt động cho vay nói chung thì dư nợ ngoài địa bàn chỉ tập trung vào dư nợ cho vay của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (thuộc đối tượng doanh nghiệp lớn) với dự án Đồng tài trợ mà Chi nhánh tham gia với tư cách thành viên đồng tài trợ (02 dự án) với tổng dư nợ 320 tỷ đồng.
Trong năm 2010, thực hiện chính sách mở rộng mạng lưới của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về mở rộng mạng lưới tại các địa bàn có tiềm năng phát triển và ít các tổ chức tín dụng hoạt động nhằm tăng thị phần hoạt động nói chung, tăng sức cạnh tranh với các NHTM khác đặc biệt là mạng lưới giao dịch của ngân hàng nông nghiệp. Thực hiện đúng chỉ đạo, cuối năm 2010 Chi nhánh Cửa Lò đã thành lập 03 phòng giao dịch tại thành phố Vinh là các địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế, nhu cầu của người dân đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là tương đối lớn và có xu hướng tăng trong thời gian tiếp theo. Mặc dù thời gian đầu mới thành lập gặp nhiều khó khăn tuy nhiên đến nay các phòng đã bước đầu đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả, sản phẩm dịch vụ ngân hàng đã được lan toả đến các địa phương mà lâu nay còn bỏ ngõ. Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay đạt kết quả khá đi kèm đó là cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Do vậy, dư nợ cho vay ngoài địa bàn từ năm 2009 đến nay có sự tăng trưởng khá so với các năm trước. Với tình hình hoạt động của các phòng như hiện nay cùng với việc nền kinh tế các huyện ngày càng phát triển thì dư nợ cho vay tại các địa bàn này có khả năng tiếp tục tăng trưởng khá.
Trong điều kiện kinh tế xã hội của thị xã Cửa Lò, thành phố Vinh nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung theo đánh giá vẫn là địa bàn kém phát triển, ít lợi thế so sánh hơn các địa phương khác, chưa hình thành các khu kinh tế, các khu công nghiệp phát triển chậm và sức thu hút thấp, các doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ, ngành nghề chưa đa dạng và hiệu quả kinh tế xã hội thấp trong khi có rất nhiều Chi nhánh NHTM thành lập và hoạt động (31 Chi nhánh NHTM và TCTD) làm cho sự cạnh tranh trong hoạt động ngày càng lớn. Nếu trong thời gian tới chính sách cho vay của Chi nhánh Cửa Lò không thay đổi theo mở rộng cho vay khách hàng ngoài địa bàn đặc biệt là khách hàng ngoài địa bàn tỉnh Nghệ An thì sẽ rất khó khăn trong việc tăng thị phần tín dụng nói chung và mở rộng cho vay khách hàng là các
DNVVN nói riêng.
2.3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DNVVN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CỬA LÒ.
Việc đánh giá thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh ngân hàng dựa trên hệ thống chỉ tiêu đã được nêu ở trang 29 – 30 của Chương 1. Tuy nhiên, do giới hạn về dữ liệu (nhiều dữ liệu không thể bóc tách được riêng đối với hoạt động cho vay DNVVN) nên chất lượng cho vay DNVVN của Chi nhánh chủ yếu được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: