Đối tượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh cửa lò (Trang 48)

Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương cổ phần hoá các DNNN của Chính phủ nên các DNNN đã chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theo đó cơ cấu dư nợ cho vay của Chi nhánh cũng đã có sự thay đổi. Bên cạnh dư nợ của các DNNN chuyển đổi thì số lượng khách hàng là các công ty cổ phần tư nhân, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân đã hoạt động và thành lập mới cũng tăng lên đáng kể và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay các DNVVN tại Chi nhánh. Trong đó chủ yếu là công ty TNHH và công ty cổ phần khác (Công ty cổ phần ngoài quốc doanh). Đây là đối tượng mà Chi nhánh cần tiếp tục tập trung mở rộng cho vay loại hình doanh nghiệp này.

Bảng 2.8: Dư nợ cho vay theo loại hình từng loại hình doanh nghiệp

Đơn vị tính: Triệu đồng. 2008 2009 2010 2011 Năm Loại hình DN Dư nợ Dư nợ Tốc độ tăng trưởng (%) Dư nợ Tốc độ tăng trưởng (%) Dư nợ Tốc độ tăng trưởng (%) DNNN TW 16,6 23,1 39 11,9 (48) 9,1 (24) Cty TNHH TN 40,2 41,2 3 166,0 303 186,8 12 Cty CP Nhà nước 50,7 52,9 5 68,8 30 78,4 14 Cty Cổ phần khác 32,4 43,4 34 186,0 329 378,8 104 DNTN 12,1 17,6 46 45,9 160 64,6 41 Kinh tế tập thể 0,17 0,4 129 0,2 (50) 0,4 100 Tổng Cộng 152,0 178,8 478,9 718,1

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2008, 2009, 2010, 2011)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, dư nợ cho vay DNVVN trong năm 2010 tăng so với cùng kỳ năm 2009 là 268% thì dư nợ cho vay Công ty TNHH tăng 303% và dư nợ cho vay Công ty CP khác tăng 329%. Tính đến 31/12/2011 dư nợ cho vay

DNVVN tăng 150% so với 31/12/2010 thì dư nợ cho vay Công ty TNHH tư nhân tăng 12% và dư nợ cho vay Công ty CP khác tăng 104%, còn dư nợ cho vay các doanh nghiệp khác có sự biến động không đáng kể. Đây là một số sự thay đổi đáng kế trong hoạt động cho vay của Chi nhánh từ năm 2010 đến nay và đặc biệt là trong năm 2011. Ban Giám đốc đã chỉ đạo quyết liệt các phòng/ban trong việc giao chỉ tiêu kế hoạch dư nợ, kế hoạch tìm kiếm khách hàng mới đi đôi với việc kiểm tra, giám sát thường xuyên cùng với việc tăng cường các mối quan hệ, áp dụng linh hoạt các chính sách khách hàng nên đến nay bước đầu Chi nhánh đã đạt được kết quả khả quan như trên.

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Ngành kinh tế 2008 2009 2010 2011

Nông nghiêp & Lâm nghiệp 1.044 1.101 1.650 15.278

Công nghiệp khai thác 650 900 6.070 9.098

Công nghiệp chế biến 41.052 46.150 84.153 90.429

Sản xuất & PP điện, khí đốt - - 200 -

Xây dựng 26.650 37.262 142.414 257.767

Thương mại và dịch vụ 74.148 82.851 209.538 276.044

Vận tải kho bãi và TTLL 5.021 6.342 3.533 8.174

Khoa học & Công nghệ 1.085 2.420 26.766 43.241

Giáo dục đào tạo - - - -

Phục vụ cá nhân&cộng đồng 1.223 1.254 2.627 7.992

Dịch vụ tại hộ gia đình 365 470 2.000 2.000

Y tế và cứu trợ xã hội - - - 4.528

Tổng Cộng 152.038 178.754 478.951 718.053

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2008, 2009, 2010, 2011)

Dư nợ cho vay DNVVN chủ yếu tập trung vào một số ngành mà chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ và ngành xây dựng. Trong năm 2010 và năm 2011, tốc độ tăng trưởng cho vay ngành xây dựng và ngành thương mại dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ các năm trước

và dư nợ cho vay hai ngành này chiếm tỷ trọng 73% tổng dư nợ cho vay năm 2010 và chiếm 74% tổng dư nợ cho vay tính đến thời điểm 31/12/2011. Căn cứ vào tính chất và đặc điểm của doanh nghiệp trên cơ sở các lợi thế của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động, Chi nhánh tập trung cho vay các ngành nghề đang phát triển. Trong đó dư nợ cho vay các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ là các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản xuất khẩu các mặt hàng như lạc, gạo, cao su, tinh bột sắn và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khác. Các doanh nghiệp này có chu kỳ luân chuyển vốn nhanh, kinh doanh những mặt hàng nhu cầu thị trường cao và thường xuyên… Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng là một ngành đang phát triển, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và dân sinh làm cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có điều kiện phát triển do đó nhu cầu vốn ngân hàng tăng lên. Nắm bắt được những ưu thế và nhu cầu của thị trường, thời gian quan Chi nhánh đã tăng cường và nhanh chóng thu hút được một số lượng lớn khách hàng nên đã góp phần tăng trưởng dư nợ cho vay trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra, ngành công nghiệp chế biến và ngành khoa học & công nghệ mặc dù Chi nhánh đã đầu tư cho vay nhưng với doanh số và dư nợ thấp. Còn lại, các ngành kinh tế khác Chi nhánh hầu như cho vay rất ít thậm chí không đầu tư vào một số ngành mà tiềm năng phát triển thấp. Đây là sự lựa chọn trong chính sách tín dụng của Chi nhánh nhằm một mặt vừa tăng trưởng dư nợ cho vay đi đôi với việc kiểm soát chất lượng dư nợ và tăng hiệu quả hoạt động. Mặt khác, đầu tư vào những ngành mà Chi nhánh có lợi thế và doanh nghiệp có tiềm năng phát triển.

2.2.2.3 Phương thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo quy định hiện hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, tuỳ thuộc từng đối tượng vay vốn, mục đích sử dụng vốn mà áp dụng phương thức cho vay phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong quá trình sử dụng vốn và thuận lợi cho ngân hàng trong việc kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng. Chẳng hạn, hiện nay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quy định phương thức cho vay hạn mức không áp dụng cho vay đối với các doanh nghiệp đóng tàu.

Bảng 2.10: Dư nợ cho vay phân theo phương thức cho vay

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Phương thức cho vay

2008 2009 2010 2011

Cho vay từng lần 115.899 126.505 252.969 310.334

Cho vay theo HMTD 27.053 40.255 122.680 267.880

Cho vay theo DAĐT 9.086 11.994 103.302 139.839

Tổng Cộng 152.038 178.754 478.951 718.053

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2008, 2009, 2010, 2011)

Căn cứ bảng số liệu ta thấy, phương thức cho vay chủ yếu của ngân hàng áp dụng cho khách hàng là phương thức cho vay từng lần, tiếp theo là cho vay theo phương thức hạn mức và cuối cùng là phương thức cho vay theo dự án đầu tư. Đối với DNVVN hiện nay thì nhu cầu vay vốn trung dài hạn để đầu tư tài sản cố định là rất lớn, tuy nhiên quy định hiện nay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quy định rất chặt chẽ về tỷ lệ cho vay theo tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp, cụ thể: Doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn phải có mức vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án tối thiểu 50% tổng mức đầu tư của dự án, vốn vay của ngân hàng tham gia đồng thời với tỷ lệ cho vay. Như vậy, đối với cho vay theo phương thức dự án đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực tài chính và năng lực quản lý điều hành dự án tốt nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác, tại thời điểm hiện nay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hạn chế cho vay trung dài hạn nhằm kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng dư nợ vào thời điểm cuối năm tài chính (31/12/2011) đúng theo kế hoạch của NHNN giao là tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 so với năm 2010 là 25%. Vì vậy, DNVVN càng khó tiếp cận vốn vay trung dài hạn của ngân hàng.

Còn lại phổ biến hiện nay, ngân hàng đang áp dụng cho vay theo phương thức từng lần bởi vì phần lớn khách hàng tại Chi nhánh thực hiện các phương án kinh doanh theo từng hợp đồng kinh tế cụ thể với thời gian ngắn và đa dạng các mặt hàng. Do đó cho vay theo phương thức từng lần ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm tra, giám sát và thu hồi vốn vay của chính khoản vay đó khi khách hàng

thu tiền bán hàng theo thời gian đã thoả thuận trong hợp đồng. Bên cạnh đó, khách hàng kinh doanh những mặt hàng có vòng quay vốn nhanh và phát sinh thường xuyên, Chi nhánh áp dụng cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng theo đó ngay từ đầu năm xác định cho khách hàng hạn mức tín dụng phù hợp và thực hiện giải ngân, thu hồi vốn theo từng khoản vay cụ thể trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp. Tuy nhiên đối tượng khách hàng cho vay theo phương thức này đòi hỏi phải là những khách hàng có lịch sử vay trả sòng phẳng, có mức đọ tín nhiệm cao đối với ngân hàng, hoạt động kinh doanh những mặt hàng có thời gian luân chuyển vốn nhanh và có mức độ an toàn cao. Áp dụng cho vay theo phương thức này sẽ giảm bớt các thủ tục về mặt xử lý hồ sơ cho cả ngân hàng và khách hàng, khách hàng sẽ cảm thấy thuận tiện hơn rất nhiều so với các phương thức cho vay khác. Trong thời gian tới, Chi nhánh nên rà soát lại các khách hàng để áp dụng cho vay một cách rộng rãi hơn phương thức cho vay này để thu hút thêm nhiều khách hàng nhằm mở rộng hoạt động chov vay.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh cửa lò (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)