Khả năng liên kết giữa các làng nghề ở Ninh Bình và các công ty du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 65)

các công ty du lịch.

Các làng nghề trên địa bàn tỉnh được phân bố chủ yếu tại các huyện Hoa Lư, TP. Ninh Bình, Kim Sơn, nên thuận tiện với các tuyến du lịch Tràng An - Bái Đính - Tam Cốc - Bích Động, Nhà thờ đá Phát Diệm - Kim Sơn và rất có tiềm năng để phát triển du lịch làng nghề. Đến với làng nghề, du khách không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh làng nghề thanh bình mà còn được tham quan nơi sản xuất, tiếp xúc trực tiếp với những người thợ khéo léo, thông minh thậm chí còn tự tham gia làm sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề, với những sản phẩm làng nghề nổi tiếng như thêu ren Văn Lâm, chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân, rượu Lai Thành Kim Sơn, sản phẩm cói thủ công mỹ nghệ Kim Sơn đã góp phần quảng bá giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước biết đến Ninh Bình, các địa danh lịch sử nổi tiếng và các nét văn hóa bản sắc của địa phương Ninh Bình. Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương chính là sự kế thừa và phát huy đội ngũ nghệ nhân có bàn tay khéo léo cùng những bí quyết nghề quý giá và thông qua đó bảo tồn những nét độc đáo của bản sắc văn hóa của địa phương.

Gắn với các tour, tuyến du lịch nội tỉnh là các làng nghề truyền thống sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ nhu cầu tham quan mua sắm làm quà lưu niệm của khách du lịch như: Làng nghề thêu ren xã Ninh Hải - Hoa Lư, làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân - Hoa Lư gắn với khu du lịch Tam Cốc - Bích Động - Tràng An; các làng nghề sản xuất chế biến cói và các sản phẩm từ cói và làng nghề rượu Lai Thành - Kim Sơn, làng nghề gốm sứ Yên Mô, Gia Viễn, làng nghề mộc mỹ nghệ Ninh Phong phục vụ các sản phẩm làng nghề truyền thống gắn với tuyến du lịch Ninh Bình - Nhà thờ đá Phát Diệm - Kim Sơn. Tuy nhiên, các sản phẩm làng nghề đến với du khách chủ yếu thông qua tự phát, manh mún, chưa có quy mô và hình thức quảng bá chuyên nghiệp.

Do điều kiện các làng nghề còn khó khăn về vốn, nên việc đầu tư, phát triển còn chưa đồng bộ; khả năng tiếp nhận và nắm bắt các thông tin thị trường của phần lớn các làng nghề còn hạn chế. Hiện có tới 85% làng nghề gặp khó khăn về thông tin thị trường như mẫu mã, giá cả, chất lượng sản phẩm, không nắm được nhu cầu thị trường, mẫu mã sản phẩm chưa được thay đổi. Trên thực tế, các làng nghề có rất ít cơ hội tiếp cận thông tin bên ngoài, làm cho việc sản xuất sản phẩm hết sức thụ động, hoàn toàn phụ thuộc vào đơn đặt hàng của thương nhân. Thậm chí thiếu thông tin thị trường còn do nguyên nhân khách quan là chưa có sự thống nhất trong quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề trên phạm vi cả nước.

Sản phẩm của làng nghề khá đa dạng và phong phú với nhiều mẫu mã và kiểu dáng. Với sản phẩm của làng thêu ren là khăn trải bàn, khăn tay, mành, rèm, túi, ví... và một sản phẩm đặc trưng và nổi tiếng của thêu ren đó là tranh thêu. Sản phẩm của đá mỹ nghệ Ninh Vân là các tượng đá, các đồ dùng bằng đá... Sản phẩm của làng chế biến cói là chiếu, đồ lưu niệm như giỏ đựng đồ, dép, mũ cói... Các sản phẩm này đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, đặc biệt rất hấp dẫn khách du lịch trong các chương trình du lịch đến các điểm du lịch gần làng nghề có trưng bày các sản phẩm của làng nghề truyền thống địa phương.

Hiện nay, việc liên kết với các công ty du lịch của các làng nghề đều ở mức độ thụ động, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp tư nhân. Làng nghề thêu ren Văn Lâm hiện chưa xây dựng được một website chính thức cung cấp các thông tin về làng nghề và du lịch làng nghề. Thông tin về sản phẩm thêu ren của làng nghề chủ yếu được giới thiệu trên các trang web của các doanh

nghiệp kinh doanh hàng thêu ren của làng như: Minhtrangninhbinhcraft.com

(Doanh nghiệp tư nhân Minh Trang), Myhuong.com (Công ty TNHH Mỹ Hương), Primexiconinhbinh.com (Công ty cổ phần Sản xuất - Xuất Nhập khẩu Ninh Bình)…

Những thông tin quảng bá, giới thiệu về làng nghề và du lịch làng nghề được

đăng trên các trang web của Sở Công thương (Congthuongninhbinh.gov), Sở

Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Ninhbinhtourism.com), các trang web của tỉnh

và các trang du lịch như: Ninhbinhtravel.info,Ninhbinh360.vn, Dulichninh-

binh.com…

Hiện đã xây dựng được video giới thiệu về làng nghề; phối hợp với đài truyền hình Ninh Bình để thực hiện một số chương trình trên các trang thông tin địa phương như báo, đài, báo mạng… Một số bài viết giới thiệu về các làng nghề và tiềm năng du lịch của làng nghề, nhưng khối lượng thông tin cung cấp cho du khách qua các hoạt động này còn rất ít. Du khách mới chỉ nắm bắt được một số thông tin sơ lược về những làng nghề truyền thống tại

Ninh Bình, thậm chí có những nghề, những làng nghề lại trong tình trạng “Dữ

liệu đang được cập nhật”. Những thông tin cần thiết có khả năng hấp dẫn du khách như loại hình du lịch, các hoạt động mà du khách sẽ được tham gia khi tới làng nghề lại chưa được đề cập.

Các công ty du lịch hiện đang khai thác du lịch làng nghề tại Ninh Bình

Hiện nay các các công ty du lịch đang khai thác du lịch làng nghề tại Ninh Bình bao gồm các công ty trong và ngoài tỉnh. Các công ty trong tỉnh thì chủ yếu khai thác và tổ chức các chương trình du lịch đến các điểm du lịch trong đó có kết hợp thăm làng nghề. Các chương trình du lịch làng nghề theo chuyên đề liên kết giữa các làng nghề trong tỉnh và liên tỉnh còn ít và chỉ phục vụ cho nhu cầu của khách nếu có nhằm mục đích nghiên cứu tìm hiểu chuyên sâu về các làng nghề.

Các công ty du lịch ngoài tỉnh chủ yếu tổ chức các chương trình du lịch đến với các điểm du lịch của Ninh Bình trong đó có kết hợp với tham quan làng nghề ở khu vực lân cận ví dụ chương trình đưa khách đi Tam Cốc - Bích Động kết hợp tham quan làng thêu ren Văn Lâm, tour du lịch Tam Cốc - Bích Động - Tràng An kết hợp làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân - Hoa

Lư; tuyến du lịch Ninh Bình - Nhà thờ đá Phát Diệm - Kim Sơn gắn với các làng nghề sản xuất chế biến cói và các sản phẩm từ cói và làng nghề rượu Lai Thành - Kim Sơn, làng nghề mộc mỹ nghệ Ninh Phong. Tuy nhiên, trong các chương trình này yếu tố làng nghề không phải là điểm đến chính mà chỉ là kết hợp do nằm phụ cận với các điểm du lịch.

Hiện nay có một số công ty du lịch trong tỉnh khai thác và tổ chức chương trình du lịch có làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình như:

Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Vận tải và Du lịch Âu Lạc, số 50 Phạm Hồng Thái, Vân Giang, Ninh Bình.

Công ty TNHH Một thành viên Du lịch Ninh Bình Xanh, số 52 Lương Văn Tụy, Tân Thành, Ninh Bình.

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Tràng An, Trần Hưng Đạo, Tân Thành, Ninh Bình.

Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Bích Động, thôn Văn Lâm, Ninh Hải, Hoa Lư.

Với các chương trình du lịch như sau:

Chƣơng trình 01: Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (02 ngày, 01 đêm)

Ngày 1:

Buổi sáng: Du khách xuống thuyền đi thăm Tam Cốc, trở ra bến Thánh thăm động Thiên Hương.

Buổi trưa: Ăn tại nhà hàng Tam Cốc.

Buổi chiều: Thăm chùa Bích Động, Động Tiên - Xuyên Thủy Động và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

làng nghề thêu ren Văn Lâm.

Buổi tối: Về khách sạn ăn tối và nghỉ ngơi. Ngày 2:

Buổi sáng: Thăm tuyến du lịch sinh thái hang Chùa, hang Ghé, vƣờn Chim.

Đây là chương trình đang được một số công ty du lịch trong nước đưa vào khai thác. Chương trình này có thể được khai thác riêng biệt hoặc kết hợp với một số điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh Ninh Bình.

Chƣơng trình 02: Ninh Bình - Cố đô Hoa Lƣ - Hang động Tràng An - Tam Cốc - Bích Động:

- Xuất phát từ thành phố Ninh Bình đi thăm Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động và Cố đô Hoa Lư với các điểm thăm quan chính: Đình Các, đền Thái Vi, làng nghề thêu ren Văn Lâm, chùa Bích Động, hang Múa, đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua Lê Đại Hành.

- Xuất phát từ thành phố Ninh Bình đi thăm làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, làng nghề thêu ren Văn Lâm, đi thuyền thăm Tam Cốc, đền Thái Vi, chùa Bích Động; trở về thành phố Ninh Bình tham quan đền Trương Hán Siêu, núi Non Nước và Bảo tàng tỉnh Ninh Bình.

Chƣơng trình 03: Ninh Bình - Bái Đính - Tràng An - Nhà thờ Phát Diệm (2 ngày 1 đêm)

Ngày 1:

Sáng: Xuất phát từ thành phố Ninh Bình đi Tràng An

Trưa: Ăn trưa tại nhà hàng thịt dê Chính Thư

Chiều: Đi thăm chùa Bái Đính.

Tối: Về TP. Ninh Bình nghỉ đêm.

Ngày 2:

Sáng: Xuất phát từ Ninh Bình đi thăm nhà thờ Phát Diệm

Trưa: Ăn trưa tại thị trấn Phát Diệm

Chiều: đi thăm các làng nghề chế biến cói và mua sản phẩm lưu niệm từ cói, kết thúc chuyến đi.

Đặc điểm chung của các tour du lịch này là điểm đến du lịch là làng nghề mới chỉ dùng lại ở việc mua các sản phẩm làng nghề, chưa phải là điểm đến được đặt tên chương trình, vì vậy sự hấp dẫn của chương trình du lịch làng nghề không rõ nét. Chủ yếu là do các công ty du lịch trong tỉnh khai

thác. Chương trình du lịch làng nghề chủ yếu được tổ chức theo nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu học tập của du khách, và chiếm số lượng ít.

Trên thực tế việc gắn kết giữa các làng nghề và các công ty du lịch còn ở mức độ yếu, các làng nghề còn thụ động trong việc liên kết với công ty du lịch. Vì vậy việc phát triển các tour du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Cần phải nâng cao mức độ gắn kết giữa các làng nghề với các công ty du lịch. Các làng nghề cần chủ động tích cực hơn trong việc phát triển các tiềm năng du lịch của mình.

Về sản phẩm của làng nghề cần có sự đầu tư, quảng bá để du khách biết đến mỗi khi đến các điểm du lịch phụ cận. Xây dựng được sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề trở thành dấu ấn đặc biệt riêng của khu du lịch này. Ví dụ đi tham quan Tam Cốc - Bích Động đến làng nghề thêu ren Văn Lâm - Ninh Hải, du khách không quên mua những món đồ lưu niệm là sản phẩm của làng nghề thêu ren…

Bên cạnh đó, việc xây dựng, quy hoạch lại các điểm đến phụ cận, cùng với các giá trị văn hóa làng nghề là yếu tố quan trọng. Để làm tốt các làng nghề cần có sự gắn kết chặt chẽ với các công ty du lịch để xây dựng các chương trình du lịch làng nghề một cách hấp dẫn mà vẫn giữ được các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề.

Khả năng thiết lập tour, tuyến với những điểm nhấn, mức độ hấp dẫn của các tour

Các làng nghề có tiềm năng phát triển du lịch ở làng nghề đều có vị trí nằm sát hoặc gần kề các khu du lịch lớn. Nên đó là một yếu tố quan trọng để thiết lập nên các tour, tuyến du lịch có sức hấp dẫn du khách, đặc biệt là những đối tượng khách có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về các làng nghề từ môi trường cảnh quan, các giá trị văn hóa làng nghề, đến những công đoạn, kỹ nghệ làm nghề.

Khả năng lập tour, tuyến gắn với những điểm nhấn trong chương trình du lịch là một yếu tố quan trọng. Như đã phân tích ở trên, ta thấy các làng

nghề ở Ninh Bình đều có vị trí nằm gần kề các khu du lịch trọng điểm của tỉnh nên khả năng thiết lập tour, tuyến du lịch có sức hấp dẫn du khách của các làng nghề ở Ninh Bình là khá tốt.

Làng nghề thêu ren Văn Lâm, làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gắn với khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, và khu du lịch sinh thái Tràng An. Hai khu du lịch trọng điểm và có sức thu hút du khách lớn của Ninh Bình. Hiện nay khu du lịch sinh thái Tràng An đang được làm hồ sơ công nhận di sản thế giới. Việc xây dựng tour du lịch mà cho các hoạt động của du khách vào thăm các làng nghề, với khu sản xuất, khu giới thiệu, trưng bày sản phẩm, tìm hiểu các giá trị văn hóa làng nghề kết hợp với các điểm du lịch lớn sẽ có sức hấp dẫn, làm phong phú hơn nội dung chương trình du lịch.

Làng nghề mộc Phúc Lộc có vị trí tương đối thuận lợi vì nằm trong trung tâm thành phố Ninh Bình. Nơi có nhiều các giá trị văn hóa, thắng cảnh như núi Kỳ Lân, núi Thúy, đền Trương Hán Siêu... Và có các điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đều khá tốt như các nhà hàng lớn, khách sạn lớn, siêu thị, trung tâm mua sắm, khu vui chơi... Trung tâm thành phố Ninh Bình cũng rất gần với các điểm du lịch, chỉ với bán kính trên dưới 15km như cố đô Hoa Lư, Tràng An - Bái Đính, Tam Cốc - Bích Động, Vân Long... Việc xây dựng tour du lịch kết hợp với hoạt động tham quan làng nghề tại đây là khá hấp dẫn khách du lịch, do khoảng cách không xa, đầy đủ điều kiện, có thể lưu trú ngay tại thành phố.

Làng nghề chế biến cói và làng nghề rượu Lai Thành, Kim Sơn cũng có vị trí nằm gần thị trấn nơi có quần thể nhà thờ Phát Diệm cũng thuận lợi cho việc xây dựng tour du lịch. Tuy nhiên hiện nay cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở đây hiện còn nhiều hạn chế, mới chỉ dừng lại họat động du khách đi nhà thờ Phát Diệm và kết hợp mua các sản phẩm lưu niệm làm từ cói.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 65)