Sau khi được công nhận danh hiệu làng nghề cấp tỉnh, người dân tại các làng nghề có điều kiện tốt phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của các làng nghề năm 2010 đạt trên 300 tỷ đồng, chiếm trên 65,3% giá trị sản xuất chung của làng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 1.150 nghìn đồng.
Từ khi UBND tỉnh ban hành Quyết định 1329/2005/QĐ-UB, năm 2005 tỉnh công nhận được 03 làng nghề cấp tỉnh, năm 2006 số làng nghề được công nhận tăng thêm 10 làng, năm 2007 số làng nghề được công nhận tăng thêm 12 làng, năm 2008 số làng nghề được công nhận tăng thêm 11 làng, năm 2009 không công nhận làng nghề nào đạt danh hiệu làng nghề cấp tỉnh, năm 2010 công nhận thêm 08 làng nghề, năm 2011 thêm 10 làng. Tốc độ tăng bình quân số lượng làng nghề giai đoạn 2006 - 2010 đạt 98,4%/năm, số lượng làng nghề
được công nhận năm 2010 tăng gấp 12 lần so với năm 2005. (Danh sách 54
làng nghề được tinh công nhận, Sở Công Thươngtỉnh Ninh Bình, 2011)
Bảng 2.4: Số liệu giá trị sản xuất của nghề trên tổng giá trị sản xuất chung của làng nghề Ninh Bình giai đoạn 2008- 2011
Năm Giá trị sản xuất nghề của làng nghề (triệu đồng)
Tổng giá trị SX chung của làng nghề (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 2008 253.055 418.254 60,50 2009 286.805 472.678 60,67 2010 342.867 525.632 65,27 2011 520.751 906.503 57,44
Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các làng nghề được công nhận năm 2005 đạt 15.136 triệu đồng (03 làng), năm 2006 đạt 78.193 triệu đồng (13 làng), năm 2007 đạt 150.612 triệu đồng (25 làng), năm 2008 đạt 253.055 triệu đồng (36 làng), năm 2009 đạt 286.805 triệu đồng (36 làng), năm 2010 đạt 342.867 triệu đồng (44 làng), năm 2011 đạt 502.751 triệu. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 của các làng nghề đạt 118,4%/năm, bình quân tăng 21,1%/ năm. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng trên 65% giá trị sản xuất chung của làng. Giá trị xuất khẩu chiếm 90% giá trị sản xuất, chủ yếu là xuất khẩu ủy thác, sản lượng tiêu dùng nội địa và phục vụ du lịch tại chỗ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Cơ cấu các nhóm sản phẩm làng nghề hiện tại như sau: Chế biến cói chiếm 54,5%, thêu ren 9,1%, chế tác đá 11,4%, mây tre đan 11,4%, mộc mỹ nghệ 4,6% và các nhóm ngành còn lại. Tốc độ tăng bình quân các làng nghề được UBND tỉnh công nhận danh hiệu làng nghề tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 - 2011 là 200%.
Giá trị sản xuất của các làng nghề, giai đoạn 2006 - 2011 bình quân hàng năm chiếm 65,3% giá trị sản xuất của làng. Tổng lao động tại các làng nghề tăng bình quân 74,9%/năm.
Thị trường của các sản phẩm làng nghề
Sản phẩm của làng nghề với tư cách là hàng hóa được bán tự do trên thị trường theo quy luật giá trị. Cũng như như các ngành nghề khác, thị trường của làng nghề bao gồm các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong thị trường yếu tố đầu vào, thị trường cung ứng nguyên vật liệu là quan trọng nhất. Hiện tại, nguồn nguyên liệu cung cấp cho các làng nghề trên địa bàn tỉnh chủ yếu được khai thác ở các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất nên việc khai thác và cung ứng các nguồn nguyên liệu, vật liệu tại các địa phương của tình dần bị hạn chế, tình trạng không chủ động được nguồn nguyên liệu về số lượng, chất lượng và thời gian đã xảy ra, một số nguồn nguyên phụ liệu còn phụ thuộc vào nhập khẩu.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là vấn đề được quan tâm nhiều nhất vì đây là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng lại là khâu quyết định nhất tới sự tồn tại và phát triển của một nghề hay một làng nghề trong cơ chế thị trường. Sản phẩm của các làng nghề trên địa bàn tỉnh được tiêu thụ thông qua các hình thức chủ yếu sau:
- Các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã tiêu thụ theo các hợp đồng đã ký với các cơ quan ngoại thương để xuất khẩu.
- Doanh nghiệp trong các làng nghề hoặc tư thương tổ chức thu mua sản phẩm của các hộ gia đình để xuất khẩu ủy thác hoặc tiêu thụ ở các tỉnh, vùng khác.
- Các hộ gia đình tiêu thụ sản phẩm theo các hợp đồng với doanh nghiệp, tổ hợp hoặc tự tiêu thụ sản phẩm trên thị trường tự do.
Trong thời gian vừa qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của một số làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh đã bị giảm sút, do ảnh hưởng trước tình hình suy giảm kinh tế của thế giới.
Yếu tố vốn và công nghệ sản xuất ra các sản phẩm
Hiện nay, hầu hết các làng nghề sử dụng nguồn vốn trong nước được huy động từ:
+ Ngân sách nhà nước, ví dụ như các dự án khuyến nông, các dự án phát triển làng nghề.
+ Vốn tư nhân do các doanh nghiệp sản xuất tư nhân đầu tư. + Vốn tự thân có của các hộ sản xuất trong làng nghề.
Nguồn vốn này cũng còn hạn chế và đôi khi đầu tư chưa đúng mức làm cho yếu tố vốn sản xuất của các làng nghề vẫn còn thiếu.
Các làng nghề chủ yếu vẫn sử dụng công nghệ truyền thống đó là sản xuất thủ công, tuy nhiên với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và yêu cầu của các đơn đặt hàng thì một số khâu trong sản xuất đã áp dụng công nghệ hiện đại. Ví dụ. trong nghề thêu ren sử dụng máy tính để vẽ mẫu các sản phẩm, trong nghề chế tác đá mỹ nghệ dùng máy sẻ để sẻ các khối đá lớn... Điều này giúp cho công đoạn tạo mẫu chuẩn và nhanh, đồng thời chất lượng
của các sản phẩm vẫn đảm bảo, góp phần nâng cao năng suất lao động của làng nghề.