Mô hình gắn kết giữa làng nghề và các công ty du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 101)

Việc xây dựng mô hình liên kết giữa làng nghề và các công ty du lịch giúp cho các làng nghề khai thác được các lợi thế, tiềm năng. Đồng thời công ty du lịch, chính quyền địa phương khai thác được các lợi ích từ hoạt động du lịch. Du lịch làng nghề là hình thức bảo tồn và giới thiệu rộng rãi nền văn hóa truyền thống hiện đại, giúp khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.

Việc xây dựng mô hình gắn kết giữa làng nghề và các công ty du lịch cần gắn với trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia như đối với các làng nghề, các công ty du lịch, các cơ quan quản lý về du lịch, các cơ quan chức năng.

Đối với các làng nghề cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tốt, tôn tạo cảnh quan làng nghề, đầu tư phục hồi và phát triển làng nghề, xây dựng không gian và môi trường du lịch thân thiện, tạo điều kiện để các công ty

lữ hành hoạt động thuận lợi. Đồng thời cũng nâng cao ý thức xây dựng môi trường du lịch của người dân địa phương và người làm du lịch.

Với các công ty du lịch cần xác định các tuyến điểm tham quan và lập tour căn cúa vào đặc điểm tài nguyên, vị trí địa lý của từng làng nghề. Xây dựng các chương trình du lịch làng nghề dài ngày, kết hợp với các công cụ xúc tiến quảng bá về sản phẩm tour du lịch làng nghề. Chuẩn bị các điều kiện dịch vụ tốt, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên có kiến thức về làng nghề. Chủ động trong việc gắn kết các làng nghề trong chương trình du lịch đến địa phương.

Với các cơ quan quản lý và cơ quan chức năng giúp thực hiện tốt hơn vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp với các nghệ nhân trong làng nghề. Đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên tham gia.

Như vậy việc xây dựng mô hình liên kết giữa làng nghề với các

công ty du lịch là một yêu cầu cần thiết để gắn kết các bên tham gia đem lại hiệu quả cao trong hoạt động du lịch làng nghề. Đem lại lợi ích cho các bên.

Tiểu kết chương 3

Xuất phát từ thực trạng phát triển và những hạn chế trong hoạt động du lịch làng nghề cần thiết phải có một số giải pháp góp phần đưa hoạt động du lịch làng nghề tại các làng nghề, phát triển tương xứng với tiềm năng và đem lại hiệu quả kinh tế cho địa phương. Bên cạnh định hướng phát triển du lịch làng nghề của tỉnh và các giải pháp về quản lý, giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, giải pháp về nguồn nhân lực, môi trường… thì giải pháp về xây dựng hệ thống sản phẩm làng nghề được coi là quan trọng và có ý nghĩa nhất trong thời điểm hiện nay để nâng cao tính cạnh tranh, tạo thương hiệu cho sản phẩm làng nghề.

Để đảm bảo tính khả thi cho các giải pháp này cần có sự nghiên cứu, điều chỉnh, hoạch định các phương án cụ thể cho phù hợp với tình hình của làng nghề. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và nhất là cộng đồng dân cư của làng nghề để các giải pháp thực hiện có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, các làng nghề thủ công truyền thống nói chung đang đứng trước nguy cơ bị mai một dần các kỹ nghệ sản xuất truyền thống cũng như các giá trị văn hóa làng nghề. Trước yêu cầu bức thiết phải bảo tồn đi đôi với phát triển bền vững, các làng nghề đã bước đầu tìm được hướng đi hợp lý là phát triển làng nghề gắn với du lịch, loại hình du lịch làng nghề vừa giúp mở rộng thị trường cho sản phẩm, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân đồng thời giúp bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề.

Thực trạng hoạt động du lịch làng nghề được xem xét từ tiềm năng du lịch của bản thân làng nghề với một bức tranh văn hóa đa dạng, độc đáo, điển hình cho làng quê Việt Nam. Các làng nghề có một hệ thống các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đậm chất nông thôn cộng thêm những yếu tố đặc sắc trong kỹ thuật sản xuất truyền thống và vị trí nằm gần các khu du lịch phát triển từ rất sớm của tỉnh Ninh Bình. Tất cả những yếu tố đó kết hợp lại khiến cho các làng nghề đã kể trở thành điểm đến rất có tiềm năng của Ninh Bình.

Hiện nay, thực trạng hoạt động du lịch tại các làng nghề Ninh Bình còn nhiều hạn chế. Sự phát triển của hoạt động du lịch làng nghề chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Hàng năm, các khu du lịch lớn đón hàng trăm nghìn lượt khách nhưng số lượng khách vào tham quan làng nghề chỉ chiếm vài phần trăm tổng số khách. Các hộ gia đình trong làng chỉ mới tập trung vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống và bán đồ lưu niệm trong khi việc khai thác chính tiềm năng văn hóa và nghề thủ công truyền thống của làng mình thì lại chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù đã có sự định hướng của chính quyền và các cơ quan chức năng nhưng vì chưa có những quy hoạch, dự án cụ thể tác động sâu sát đến cộng đồng địa phương nên hoạt động du lịch làng nghề tại đây còn hết sức mờ nhạt.

Nhằm khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa và đẩy mạnh sự phát triển của hoạt động du lịch làng nghề tại các làng nghề, tỉnh Ninh Bình cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp về công tác tổ chức quản lý du lịch, hoàn thiện hệ

thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch làng nghề đặc trưng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường… nhằm xây dựng một mô hình du lịch làng nghề phù hợp với điều kiện của các làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh. Hy vọng rằng trong tương lai, hoạt động du lịch làng nghề tại Ninh Bình sẽ có nhiều khởi sắc nhằm đem lại nguồn thu vật chất cho địa phương và góp phần bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đặng Văn Bài, Bảo tồn giá trị nghề thủ công truyền thống, Tham

luận Hội thảo "Bảo tồn bền vững làng nghề Hà Tây - Thực trạng và giải pháp", ngày 2/11/2006

2. Bản chép tay về kỹ thuật thêu và chương trình dạy nghề thêu của

nghệ nhân Chu Văn Lượng, thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

3. Lã Đăng Bật (2007), Di tích danh thắng Hoa Lư – Ninh Bình, NXB

Văn hóa dân tộc.

4. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, (2008), Giáo trình Kinh tế Du

lịch, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.

5. Nguyễn Thế Giang (1982), Kinh đô cũ Hoa Lư, NXB Văn hóa.

6. Đinh Văn Hùng, Đặng Công Nga, Lã Đăng Bật... (2007), Ninh Bình –

185 năm lịch sử và phát triển (Ninh Bình - 185 years history and develop-

ment). NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội.

7. Phạm Thị Loan, (2003) Nghề thủ công truyền thống chạm khắc đá ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xã Ninh Vân – Hoa Lư Ninh Bình từ 1986 đến 2003 – luận văn Th.s.

8. Nguyễn Hữu Niên (2001), Phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Bắc

Giang thực trạng và giải pháp, luận văn Th.s

9. TS Trần Nhoãn (2005), Tổng quan du lịch, NXB Đại học Văn hóa.

10. Phạm Thị Hồng Phương, (2008), Xây dựng mô hình liên kết giữa

công ty lữ hành với các điểm du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Hà Tây,

luận văn Th.s.

11. Phạm Quốc Sử (2007), Phát triển du lịch làng nghề nghiên cứu

trường hợp tỉnh Hà Tây, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình (2008), Rà soát

quy hoạch ngành nghề nông thôn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 1015.

13. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Bình (2012), Báo cáo kết quả

2 năm thực hiện nghị quyết số 1515 - NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

14. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình (2012), Báo cáo tình hình kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2002 - 2011.

15. Sở Công thương Ninh Bình (2011), Báo cáo tình hình phát triển

ngành nghề nông thôn, làng nghề

16. Phạm Thị Thảo (2007), Phát huy nghề và làng nghề truyền thống,

NXB Văn hóa dân tộc.

17. Trần Đức Thanh (1998), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội

18. Tỉnh ủy Ninh Bình (2009), Nghị quyết số 15 - NQ/TU của Ban

chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng

đến năm 2030.

19. Trương Đình Tưởng (2004), Địa chí Văn hóa dân gian Ninh Bình,

NXB Thế giới, Hà Nội.

20. Vũ Quốc Tuấn (2010), Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội

trên đường phát triển, NXB Hà Nội.

21. Trần Ngọc Thêm (2004), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB GD

22. Bùi Văn Vượng (1998), Làng nghề thủ công truyền thống Việt

Nam, NXB Văn hóa dân tộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23. Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo (2000), Làng nghề phố nghề Thăng

Long Hà Nội, Bộ Văn hóa Thông tin - Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.

24. UBND xã Ninh Hải (14/3/2012), Báo cáo khái quát chung tình hình

kinh tế - xã hội và nghề thêu của xã.

25. Trần Minh Yến, Làng nghề truyền thống trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Khoa học Xã hội.

Nguồn Internet:

26. http://www.Vietnamtourism.com.vn

27. http://www.Ninhbinh.gov.com

28. http://www.Ninhbinhtourism.com

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ NINH BÌNH

4. Làng Rƣợu Lai Thành Kim Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 101)