* Giải pháp giữ gìn phong tục tập quán truyền thống của làng nghề
Cần có những biện pháp khôi phục và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của người dân làng nghề. Ví dụ, những phong tục gắn với nghề thêu ren như tục cô dâu trước khi cưới tự tay thêu đôi vỏ gối cho mình, con gái làng đi lấy chồng phải dâng 05 vuông vải thêu lên vị tổ đức của làng
cao tuổi trong làng và tặng các cụ một vuông vải có thêu chữ “Phúc” bằng chỉ kim tuyến màu vàng… Đây đều là những phong tục đẹp thể hiện sự gắn bó với làng, với nghề của người dân Văn Lâm. Có những phong tục không còn phổ biến nữa nên việc khôi phục và bảo tồn những phong tục tập quán này có ý nghĩa rất quan trọng đối với làng nghề.
Để giữ gìn các phong tục tập quán truyền thống này cần phải có sự phối hợp giữa chính quyền, các cơ quan chức năng và dân làng nhất là những người cao tuổi trong làng để thống kê và đưa những phong tục tập quán này trở lại cuộc sống của dân làng như trước kia.
* Duy trì và mở rộng tục thờ tổ nghề và lễ giỗ tổ nghề
Tổ nghề là nhân vật quan trọng có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân làng nghề. Việc duy trì tục thờ tổ nghề và lễ giỗ tổ nghề giúp cho
người dân làng thấm nhuần được đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và cũng là
một cách để giáo dục lòng yêu nghề cho các thế hệ thợ thủ công của làng.
Để đảm bảo cho việc duy trì tục thờ cúng tổ nghề cần phải trùng tu, xây dựng lại điểm thờ tự khang trang và quy mô hơn. Thường xuyên mở cửa miếu thờ tổ nghề để nhân dân và du khách đến thắp hương.
Việc tổ chức lễ giỗ tổ nghề cần phải có sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể hao và Du lịch với chính quyền địa phương để tuyên truyền, giới thiệu về lễ giỗ tổ nghề thêu và giá trị của nó.