Đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch làng nghề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 98)

* Làng nghề có tồn tại và phát triển thì hoạt động du lịch làng nghề mới

có cơ hội phát triển. Do đó, trước hết phải có những giải pháp về nguồn nhân

lực trong phát triển nghề thủ công truyền thống.

Đào tạo đội ngũ thợ thủ công lành nghề, trẻ, năng động, sáng tạo, tâm huyết với nghề là con em trong làng. Các làng nghề thủ công đều được truyền lại cho các thế hệ sau bằng phương pháp cầm tay chỉ việc. Những người từ nơi khác đến học nghề đều được nhận miễn là họ có tình yêu và tâm huyết với nghề. Vì vậy, tính chất cha truyền con nối không quá sâu sắc ở các làng nghề tại Ninh Bình. Việc mở rộng phạm vi truyền nghề ra bên ngoài làng là một quan niệm tốt nhưng vấn đề là ở chỗ con em của cả làng nghề theo học nghề ngày càng ít mà thay vào đó là lực lượng lao động, thợ học việc từ các tỉnh ngoài học nghề ngày càng nhiều lên. Thợ học nghề hay đội ngũ lao động làm thuê sau một thời gian sẽ trở về địa phương của họ làm việc, khi ấy đội ngũ thợ làng sẽ không còn mấy người. Dần dần bí quyết làng nghề đã được truyền ra ngoài, người ta không cần phải đến các làng không cần phải đi du lịch làng nghề mới có thể mua được những sản phẩm làng nghề đặc trưng nữa. Do vậy, vấn đề mấu chốt ở đây là phải đào tạo nghề cho lớp trẻ của làng, những người gắn bó máu thịt với quê hương, với làng nghề. Muốn vậy việc làm trước tiên là phải giáo dục lòng yêu nghề cho các thế hệ trẻ trong làng để họ thấy được những tinh hoa văn hóa của cha ông trong mỗi sản phẩm, thấy được giá trị của nghề thủ công truyền thống của làng mình.

Làng nghề cần xây dựng được các chương trình dạy nghề có sự phối hợp của các nghệ nhân trong làng với các cơ sở đào tạo để tăng cường hiệu quả đào tạo nghề cho thế hệ trẻ trong làng.

* Nhân lực phát triển hoạt động du lịch tại làng nghề.

Nguồn nhân lực quản lý du lịch: Để xây dựng được Ban Quản lý làng nghề cần phải đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng và chất lượng. Làng nghề cần có chính sách thu hút với các đối tượng này. Đặc biệt cần chú trọng đến đội ngũ cán bộ là con em trong làng đã và đang theo học lĩnh vực

quản lý du lịch. Sử dụng lực lượng cán bộ quản lý là con em trong làng sẽ đảm bảo được sự gắn kết lâu dài với làng nghề của các đối tượng này.

Trong trường hợp quá khan hiếm về nguồn nhân lực quản lý, các làng nghề nên có biện pháp phối hợp với các trường đào tạo về quản lý du lịch như Trường Đại học Hoa Lư - Trung tâm đào tạo chất lượng của tỉnh để gửi các cán bộ của mình theo học. Có thể phối hợp với các đơn vị đào tạo quản lý hàng năm mở các lớp đào tạo ngắn hạn để nâng cao chất lượng quản lý.

Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại làng nghề: Cũng giống như nguồn nhân lực quản lý du lịch, làng nghề cần có chính sách thu hút đối với đội ngũ hướng dẫn viên, nhất là con em trong làng.

Liên kết với các trường đào tạo hướng dẫn viên để mở các lớp hướng dẫn viên cho con em trong làng. Sử dụng đội ngũ hướng dẫn viên này vừa có thể tạo việc làm cho người làng, vừa giải quyết được tình trạng thiếu nhân lực. Hơn thế nữa, họ là những người sinh ra và lớn lên ở làng nghề nên không ai có thể hiểu sâu về làng nghề hơn họ, tình yêu với làng, với nghề là nền tảng cho họ gắn bó với công việc của một hướng dẫn viên.

Hoạt động du lịch làng nghề muốn phát triển cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư: du khách khi đến làng nghề tham quan các xưởng thêu ren, tập làm các sản phẩm… sẽ cần đến sự chỉ dẫn của chính những người thợ thủ công chứ không phải là hướng dẫn viên nữa. Bởi vậy, người dân làng nghề cũng phải được trang bị những kiến thức về du lịch nhất định như các kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp… Đa số những kiến thức này do người dân tự học hỏi từ việc giao lưu, tiếp xúc với du khách nên rất chắp vá và không đồng đều. Để đảm bảo được ấn tượng tốt đẹp của du khách khi đến làng nghề, hàng năm làng nghề nên phối hợp với các đơn vị quản lý và các trường để mở các lớp tập huấn miễn phí cho dân làng về các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)