THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 38)

2.1.1.Khái quát chung

Theo Sở Công thương Ninh Bình, tính đến 2011 có 54 làng nghề được UBND tỉnh công nhận đạt danh hiệu làng nghề cấp tỉnh, trong đó 33 làng nghề sản xuất, chế biến cói; 04 làng nghề thêu ren; 05 làng nghề chế tác đá mỹ nghệ; 02 làng nghề mộc mỹ nghệ; 04 làng nghề mây tre đan; 02 làng nghề bún bánh; 01 làng nghề gốm sứ; 01 làng nghề cốt chăn bông, 02 nghề chẻ tăm hương. Các làng nghề sau khi được công nhận hàng năm đều có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, sự phân bố của các làng nghề trên địa bàn tỉnh không đồng đều nhau giữa các địa bàn trên huyện. Có những huyện tập trung với mật độ dày đặc như Kim Sơn, và có địa bàn có ít làng nghề như TP. Ninh Bình chỉ có 01 làng nghề và có huyện không có làng nghề nào như TX. Tam Điệp.

Bảng 2.1: Thống kê các làng nghề đã được công nhận trên địa bàn tỉnh

Phân theo địa bàn huyện, thị xã, thành phố (2006 - 2011)

STT Năm Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1 TP. Ninh Bình 01 2 Yên Mô 02 02 02 3 Yên Khánh 05 02 4 Kim Sơn 01 06 05 06 05 5 Hoa Lư 01 03 03 6 Nho Quan 03 01 7 Gia Viễn 05 01

Bảng 2.2: Số liệu phân bố các làng nghề theo nhóm nghề ở Ninh Bình năm 2011 STT Nhóm làng nghề Số lƣợng 1 Làng nghề chế biến cói 33 2 Làng nghề chế tác đá mỹ nghệ 05 4 Làng nghề thêu ren 04

5 Làng nghề mây tre đan 04

3 Làng nghề mộc mỹ nghệ 02

8 Làng nghề chẻ tăm hương 02

6 Làng nghề bún bánh 02

7 Làng nghề gốm sứ 01

9 Làng nghề cốt chăn bông 01

( Nguồn: Sở Công thương Ninh Bình năm 2011)

Theo bảng số liệu 2.1, ta thấy huyện Kim Sơn là địa bàn tập trung số lượng làng nghề lớn nhất và số làng nghề chiếm đến 33 làng và chủ yếu là sản xuất nghề chiếu cói. Tiếp theo, huyện Yên Khánh có 07 làng, Hoa Lư có 07 làng nghề, Yên Mô 06 làng, Gia Viễn 06 làng, Nho Quan có 04 làng.

Các làng nghề ở Ninh Bình có sự phân bố khác nhau ở các huyện thị, cơ cấu các ngành nghề theo nhóm nghề cũng có sự chênh lệch đáng kể. Theo Bảng số liệu thống kê các làng nghề theo nhóm nghề của Sở Công thương Ninh Bình thì trong số 54 làng nghề được tỉnh công nhận thì nhóm làng nghề chế biến cói chiếm tỷ lệ cao nhất, có tới 33 làng nghề chiếm 61% trong tổng số các nghề. Các nghề chế biến cói chủ yếu chỉ tập trung ở huyện Kim Sơn vì đây là nơi tập trung vùng nguyên liệu chính của nghề cói. Tiếp sau đó là các nghề chế tác đá mỹ nghệ chiếm 05 làng và tập trung toàn bộ ở địa bàn xã Ninh Vân, huyện

Hoa Lư, nghề thêu ren có 04 làng thì có 02 làng thuộc huyện Gia Viễn, 01 làng ở Nho Quan và 01 làng ở Ninh Hải, Hoa Lư là huyện có quy mô lớn

nhất và nghề mây tre đan là 04 làng và các làng nghề khác như nghề làm bún, bánh, nghề chẻ tăm hương, nghề làm cốt chăn bông...

Cơ cấu lao động trong khu vực làng nghề:

Bảng 2.3: Số liệu lao động làm nghề trong số lao động của làng nghề của Ninh Bình từ năm 2008 - 2011 Năm Số lao động làm nghề (người) Tổng số lao động (người) Tỷ lệ (%) 2008 26.789 37.939 70,61 2009 29.839 41.172 72,47 2010 31.816 42.019 75,72 2011 31.944 38.374 83,24

(Nguồn: Sở Công thương Ninh Bình, 2011)

Cơ cấu lao động trong khu vực làng nghề của tỉnh thể hiện rất rõ số lao động làm nghề chiếm ưu thế trong tổng số lao động trong các làng nghề. Thể hiện qua các năm đều chiếm tỷ lệ lớn từ 70% trở lên trong tổng số lao động. Tỷ lệ lao động làm nghề trong giai đoạn từ 2008 - 2011 có xu hướng tăng lên qua các năm. Số lao động hoạt động tại các làng nghề truyền thống được công nhận năm 2008 đạt 26.789 lao động, năm 2009 đạt 29.839 lao động, năm 2010 đạt 31.816 lao động, năm 2011 đạt 31.944 lao động. Lao động hoạt động nghề chiếm tỷ lệ bình quân trên 70% so với tổng số lao động của làng.

Năm 2008 là 70,61 % thì năm 2011 tỷ lệ này chiếm 83,24%. Số lao động làm nghề trong các làng nghề đã tăng lên, chứng tỏ làm ngành nghề nông thôn đang tạo ra sự thu hút cho người lao động. Thu nhập cho lao động làm nghề tăng lên, giúp đảm bảo đời sống cho người dân nên người lao động tham gia vào làm nghề nhiều hơn so với các lĩnh vực khác trong cơ cấu kinh tế của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Như vậy ta có thể khẳng định đại đa số lao động trong làng nghề gắn bó với nghề.

Thu nhập bình quân người lao động hoạt động nghề tăng khá, năm 2005 đạt 470 nghìn đồng/tháng, năm 2006 đạt 600 nghìn đồng/tháng, năm

2007 đạt 750 nghìn đồng/tháng, năm 2008 đạt 800 nghìn đồng/tháng, năm 2009 đạt 950 nghìn đồng/tháng, năm 2010 đạt 1.200 nghìn đồng/tháng. Thu nhập bình quân từ hoạt động nghề năm 2010 tăng gấp hơn 2,5 lần so với năm 2005.( Quy hoạch hệ thống làng nghề phục vụ du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 38)