Vai trò của du lịch làng nghề Ninh Bình trong phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 62)

tế - xã hội

Việc phát triển du lịch làng nghề ở Ninh Bình đóng vai trò hết sức to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội địa phương. Thông qua việc phát triển ngành nghề thủ công, các làng nghề được duy trì phát triển góp phần tìm đầu ra cho sản phẩm làng nghề truyền thống, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Phát triển du lịch làng nghề có tính nhân văn cao giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển văn hóa cộng đồng, bảo tồn và phát huy tốt nhất các giá trị văn hóa lưu giữ tại các làng nghề truyền thống.

Việc phát triển du lịch làng nghề, đưa du khách tìm hiểu, tham quan và mua các sản phẩm làng nghề giúp tạo đầu ra tại chỗ cho các sản phẩm của làng nghề một cách hữu hiệu nhất. Người lao động nghề bán được sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng với mức thu nhập cao, và du khách mua sản phẩm với giá thấp không qua phí vận chuyển trung gian. Điều này có vai trò quan

trọng trong việc giải quyết việc làm cho người dân địa phương, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Việc phát triển du lịch làng nghề, đưa du khách tìm hiểu các giá trị văn hóa xung quanh làng nghề và trực tiếp sinh hoạt với cộng đồng dân cư địa phương góp phần duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa của làng nghề. Thông qua việc tăng thu nhập thì giúp gia tăng sức hút lực lượng lao động trẻ ở lại địa phương tham gia vào việc duy trì, xây dựng làng nghề như giữ gìn những bí kíp làm nghề truyền thống, phát triển các sản phẩm làng nghề, mở rộng quy mô sản xuất.

Việc tham gia vào quá trình sản xuất tại một số khu trưng bày và cơ sở sản xuất sản phẩm làng nghề, và việc mua sản phẩm của du khách nhiều hơn chính là động lực giúp các nghệ nhân tích cực lao động sáng tạo ra nhiều mẫu mã kiểu dáng sản phẩm độc đáo để thỏa mãn nhu cầu của khách.

Việc phát triển du lịch làng nghề cũng giúp cho làng nghề được quan tâm đầu tư tốt hơn về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật để phục vụ du lịch. Từ đó, chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương được nâng lên rõ rệt. Việc mở rộng hệ thống giao thông giúp việc vận chuyển của du khách và nhu cầu đi lại của dân cư được tốt hơn, việc đầu tư vào xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống xử lý nước thải làm cho chất lượng cảnh quan môi trường được nâng cao.

2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở NINH BÌNH HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 62)