Xây dựng các chƣơng trình du lịch làng nghề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 91)

Ninh Bình là một tỉnh có nhiều tài nguyên du lịch nên việc thiết kế các chương trình du lịch có điểm đến là làng nghề thêu ren Văn Lâm không phải khó. Vấn đề là phải tạo được chủ đề, tạo được sự gắn kết giữa làng nghề với các điểm du lịch trong chương trình.

Tỉnh Ninh Bình có khoảng trên 30 làng nghề thủ công truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận trong đó có nhiều nghề nổi tiếng có tiềm năng phát triển du lịch như làng nghề thêu Văn Lâm, nghề chế tác đá ở xã Ninh Vân (huyện Hoa Lư), làng nghề mộc truyền thống Phúc Lộc (phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình), nghề nấu rượu ở xã Lai Thành (huyện Kim Sơn), nghề chế biến cói ở huyện Kim Sơn… Việc xây dựng một mô hình du lịch làng nghề tại các làng nghề có tiềm năng này làm cơ sở cho việc xây

dựng các chương trình du lịch làng nghề trên toàn tỉnh. Có thể hình thành một tuyến du lịch làng nghề xuyên suốt các làng nghề nổi tiếng của tỉnh hoặc phân ra các tuyến theo chủ đề, theo địa phương…

Làng nghề có thể trở thành một điểm du lịch chính trong chương trình tại các điểm du lịch của tỉnh như Tam Cốc - Bích Động, Tràng An, Phát Diệm… Điểm đến làng nghề nên được đặt được sau các điểm tham quan thắng cảnh và nên dành ra một khoảng thời gian tương đối dài để du khách tham quan, tìm hiểu và mua sắm tại làng nghề. Điểm du lịch làng nghề chính là phương án tốt nhất để du khách sử dụng quỹ thời gian tự do của mình. Sau khi đi tham quan và nghe hướng dẫn viên thuyết minh về lịch sử làng nghề, du khách có thể tự do đi dạo ngắm cảnh, mua sắm đồ lưu niệm hoặc đến các cơ sở để học tập tìm hiểu về nghề.

Làng nghề cũng có thể là một điểm đến trong các tour du lịch văn hóa của tỉnh. Các điểm đến kết hợp có thể là các điểm du lịch tôn giáo - tâm linh như chùa Bái Đính, đền Thái Vi, nhà thờ đá Phát Diệm… hay một số công trình văn hóa như bảo tàng Ninh Bình, làng Việt cổ Cố Viên Lầu… Khi xây dựng các chương trình du lịch đưa làng nghề vào khai thác cần phải chú ý đến tính hợp lý của chương trình, tránh tình trạng liệt kê các điểm du lịch một cách bừa bãi khiến cho chương trình thiếu sự liên kết và làm cho du khách cảm thấy nhàm chán.

Một số phương án xây dựng chương trình du lịch có điểm đến là làng nghề tại Ninh Bình:

Phương án 1: Các chương trình du lịch chuyên về làng nghề

+ Du lịch làng nghề liên tỉnh: Kết nối giữa làng nghề ở Ninh Bình với các làng nghề nổi tiếng khu vực phía Bắc và vùng lân cận như làng nghề gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), làng chạm khảm gỗ La Xuyên (Nam Định), làng tranh dân gian Đông Hồ, làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh)… Các chương trình này hướng vào đối tượng học sinh sinh viên có nhu cầu tìm

hiểu văn hóa cao và cần chú ý đến việc tổ chức nhiều các hoạt động vui chơi giải trí để tránh gây cảm giác nhàm chán cho du khách.

+ Du lịch làng nghề nội tỉnh: Với lợi thế là một tỉnh có nhiều làng nghề thủ công truyền thống, Ninh Bình hoàn toàn có khả năng xây dựng các tour chuyên làng nghề trong tỉnh. Các làng nghề có nhiều tiềm năng phát triển du lịch có thể kết hợp với làng thêu ren Văn Lâm là: làng nghề chiếu cói Kim Sơn, làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Hoa Lư.

Phương án 2: Xây dựng các chương trình du lịch làng nghề kết hợp với các khu du lịch vực phụ cận

Với hệ thống các điểm du lịch dày đặc trong khu du lịch Tam Cốc - Bích Động như chùa Bích Động, Tam Cốc, Cố Viên Lầu, vườn Chim, Khu du lịch sinh thái Tràng An, nhà thờ Phát Diệm… cùng nhiều điểm du lịch khác trong tỉnh thì việc kết hợp với làng nghề là vấn đề không khó để tạo ra một tour du lịch trong đó lấy điểm du lịch làng nghề làm trọng tâm. Tuy nhiên cũng cần có sự lựa chọn kỹ lưỡng đối với các điểm du lịch kết hợp sao cho vừa làm nổi bật được làng nghề, vừa đảm bảo được chất lượng của chương trình du lịch.

Phương án 3: Xây dựng các chương trình du lịch văn hóa nhằm kết nối các giá trị văn hóa trong tỉnh

Các điểm du lịch có thể kết hợp với làng nghề như: chùa Bái Đính, đền Trương Hán Siêu, nhà thờ đá Phát Diệm…

Như vậy, nhờ có những thuận lợi về mặt vị trí và khả năng liên kết với các điểm du lịch lân cận mà làng nghề có thể xây dựng nhiều chương trình du lịch liên vùng, liên tỉnh. Để đảm bảo tính khả thi và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các chương trình du lịch này, trước hết chính quyền và các cơ quan chức năng của tỉnh phải có các chính sách phát triển du lịch làng nghề, đồng

thời làng nghề phải có sự hợp tác với các công ty lữ hành đưa khách đến và các điểm du lịch có khả năng liên kết với làng nghề.

Ví dụ một chương trình du lịch làng nghề kết hợp với điểm du lịch phụ cận như sau:

Chương trình du lịch: Không gian văn hóa đất Cố đô

Tam Cốc - Bích Động - Làng thêu ren Văn Lâm - Bái Đính - Cố Đô Hoa Lƣ (2 ngày 1 đêm)

Ngày 1: Tam Cốc - Bích Động - Làng thêu ren Văn Lâm Sáng 7h00: Xe và HDV đón khách tại điểm hẹn

7h30: Du khách đi tham quan khu du lịch Tam Cốc - Bích Động nơi

được mệnh danh là “Nam thiện đệ nhị động”. Tại đây du khách được ngồi thuyền ngắm cảnh núi non hùng vĩ, thiên nhiên mơ mộng, thanh bình.

0h00: Rời bến thuyền Tam Cốc, du khách đến thăm chùa Bích Động, một trong những ngôi chùa có kiến trúc bán mái độc đáo của Việt Nam.

11h00: Ăn trưa tại nhà hàng.

13h30: Du khách đi tham quan làng nghề thêu ren Văn Lâm, tại đây du khách sẽ được tìm hiểu về lịch sử và các giá trị văn hóa độc đáo của làng nghề. Tham quan các xưởng sản xuất thêu, các mẫu sản phẩm thêu đa dạng như tranh thêu, khăn, túi…đồng thời du khách có thể tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm thêu dưới sự hướng dẫn của những nghệ nhân thêu ren. Tại đây du khách có thể lựa chọn những sản phẩm lưu niệm bằng thêu ren cho gia đình và bạn bè.

15h30: Xe đưa du khách đi thăm đền Thái Vi, ngắm khung cảnh của đồng quê yên ả. Ngôi đền là nơi thờ bốn vị vua thời Trần.

19h30: Thưởng thức ca trù và những làn điệu chèo cổ, giao lưu với các nghệ sỹ tại sân khấu của Cố Viên Lầu.

Ngày 2: Bái Đính - Cố Đô Hoa Lƣ 7h00: Ăn sáng

7h30: Lên xe đi tham quan chùa Bái Đính - ngôi chùa được mệnh danh

lớn nhất Đông Nam Á với nhiều kỷ lục đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận.

11h30: Ăn chay tại nhà hàng Vạn Tâm Chay.

13h30: Lên xe đi thăm Cố Đô Hoa Lư - Kinh đô của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền giai đoạn sơ kỳ của nước ta, nơi gắn liền với những trang sử hào hùng dưới triều Đinh, Tiền Lê. Tham quan đền vua Đinh, vua Lê, chùa Nhất Trụ, đền thờ công chúa Phất Kim.

16h00: Chia tay Cố đô Hoa Lư, kết thúc chương trình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)