Không có một thương hiệu nào trên thế giới là không có một vị trí nhất định. Định vị thương hiệu là khả năng hiển thị và công nhận những gì thương hiệu đại diện cho người tiêu dùng. Sản phẩm thành công, chất lượng tốt và thương hiệu nổi tiếng là không đủ. Các sản phẩm phải chiếm một vị trí rõ ràng, khác biệt và thích hợp trong tâm trí của người tiêu dùng.
Lòng trung thành của
du khách Điều kiện tự nhiên
Chất lượng phòng/tour Hướng dẫn viên An toàn Giá cả Cách thiết kế tour đảo Cách tổ chức các hoạt động tour
Văn hóa biển đảo Hoạt động mua
sắm giải trí Dịch vụ bổ trợ
Theo quan điểm Aaker (1996, 176), định vị thương hiệu là một phần trong nhận dạng thương hiệu và công bố giá trị. Công việc định vị sẽ chủ động truyền đạt đến khách hàng mục tiêu và mục đích cố gắng thể hiện mộtsự vượt trội hơn so với các đối thủ. Nghĩa là công việc định vị phải tập trung giải quyết bốn vấn đề: (1) tập hợp về chương trình nhận dạng thương hiệu, (2) công bố giá trị, (3) đáp ứng đúng vào đối tượng khách hàng mục tiêu, và (4)chủ động truyền tin và cung cấp lợi thế cạnh tranh.
Theo Ries và Trout (1986), định vị là những gì bạn làm để lại trong tâm trí của khách hàng tiềm năng. Định vị thường bắt đầu với một sản phẩm, một phần của hàng hóa, dịch vụ, một công ty, một tổ chức, hoặc thậm chí một người.
Còn Kotler, Armstrong (2006) lại xác minh rằng thị trường định vị được sắp xếp cho một sản phẩm để chiếm một vị trí rõ ràng, đặc biệt trong tâm trí của người tiêu dùng mục tiêu, liên quan đến sản phẩm cạnh tranh.
Quan điểm của Boyd (2002, 212) bổ sung thêm: định vị thương hiệu là đưa ra các thành phần có liên quan đến thương hiệu và thông tin đến khách hàng mục tiêu nhằm làm cho họ hiểu và đánh giá những thành phần tiêu biểu của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. Để cho chương trình định vị thànhcông thì những thành phần này phải là những thành phần mà khách hàng mụctiêu cho là quan trọng nhất.
Theo Patricia F. Nicolino (2009): Định vị thương hiệu là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Định vị thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp phải quyết định khuyếch trương bao nhiêu điểm khác biệt và những điểm khác biệt nào giành được khách hàng mục tiêu.
Như vậy, thực chất của việc triển khai một chiến lược định vị thương hiệu chính là xác định cho sản phẩm và doanh nghiệp một vị trí nhất định trên thị trường mục tiêu sao cho nó có một hình ảnh riêng trong tâm trí khách hàng (khách hàng có thể nhận biết và định giá được về sản phẩm của doanh nghiệp) và có thể cạnh tranh với các đối thủ trên cùng một thị trường mục tiêu.