Sự hài lòng

Một phần của tài liệu định vị thương hiệu sản phẩm du lịch biển đảo tỉnh khánh hòa (Trang 25)

Sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ được hiểu là sự thoả mãn của khách hàng trong khoảng thời gian giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp.

Nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩa sự hài lòng của du khách là “kết quả của sự tương tác giữa giá trị cảm nhận và mong đợi của du khách về điểm đến” (Pizam, Neumann, Reichel, 1978 và Oliver, 1980).

Theo Oliver (1997), hài lòng là hiệu ứng cảm xúc được tạo ra do sự khác biệt giữa thực tế nhận được và kỳ vọng của khách hàng trước khi mua. Nếu kết quả khác biệt là tích cực thì khách hàng hài lòng về sản phẩm/dịch vụ mà họ nhận được và ngược lại. Hài lòng là khái niệm quan trọng và nhiều nghiên cứu được thực hiện (Oliver, 1999). Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng dịch vụ chính là yếu tố tạo nên sự hài lòng của khách hàng (Oliver,1993). Kết quả nghiên cứu của

Parasuraman và cộng sự (1988) cũng cho thấy nhận thức chất lượng dịch vụ càng cao thì khách hàng càng có sự hài lòng.

Oliver (1980) cho rằng, sự chênh lệch giữa giá trị kỳ vọng và giá trị cảm nhận về cách mà sản phẩm du lịch tác động đến cảm xúc của du khách sẽ quyết định mức độ hài lòng của du khách đối với sản phẩm đó. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định chất lượng dịch vụ và sự hài lòng có quan hệ với nhau nhưng là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau (Bitner, 1990; Parasuraman et al., 1988; Baker & Crompton, 2000). Họ cho rằng, chất lượng dịch vụ là kết quả của việc đánh giá về nhà cung ứng, trong khi sự hài lòng là cảm xúc của khách hàng khi tiếp xúc hay giao dịch với nhà cung ứng

Và một số quan điểm khác cũng chỉ ra rằng, khách du lịch không hài lòng có thể phàn nàn về dịch vụ. Tác giả như Song (2011), Lee (2011), và Xia và cộng sự. (2009) tin rằng đơn khiếu nại là biểu hiện của sự không hài lòng hoặc yếu tố quyết định chính của phàn nàn là sự không hài lòng của du khách. Từ các cuộc thảo luận đó có thể nhận thức rằng, khiếu nại trong du lịch cũng bị ảnh hưởng xấu bởi sự không hài lòng.

Theo Tribe & Snaith (1998), hiện nay có 4 mô hình đánh giá mức độ hài lòng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng: mô hình IPA (Important-Perferformance Analysis), mô hình SERVQUAL (Service Quality), mô hình HOLSAT (Holiday Satisfaction), và mô hình SERVPERF (Service Performance). Trong đó SERVPERF là mô hình đơn giản, thích hợp cho việc đánh giá sự hài lòng vì không gặp phải vấn đề khi yêu cầu khách hàng đánh giá cả 2 phần kỳ vọng và cảm nhận (Cronin & Taylor, 1992). Tribe và Snaith (1998) cũng cho rằng có 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách bao gồm: tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất, môi trường, các dịch vụ ăn uống-tham quan-giải trí-mua sắm, chỗ ở, chuyển tiền, di sản văn hóa.

Czepiel, Solomo và Gutman (1985) đã chỉ ra rằng, mức độ hài lòng của du khách là một hàm số của mức độ hài lòng về 2 yếu tố: yếu tố chức năng (hàng hoá, sản phẩm) và yếu tố dịch vụ của nhà cung ứng.

Như vậy, sự hài lòng của khách du lịch được tạo ra bằng cách so sánh sự mong đợi trước khi du lịch và kinh nghiệm sau khi đi du lịch (Chen và Chen, 2010). Nói một cách đơn giản, khi kinh nghiệm của một khách du lịch so với các kết quả mong đợi trong cảm giác thỏa mãn thì sự hài lòng được tạo ra.

Một phần của tài liệu định vị thương hiệu sản phẩm du lịch biển đảo tỉnh khánh hòa (Trang 25)