Xây dựng chiến lược phân phối trong Marketing

Một phần của tài liệu định vị thương hiệu sản phẩm du lịch biển đảo tỉnh khánh hòa (Trang 95)

Marketing là công việc của nhà sản xuất và phân phối là chuyện của các đơn vị bán hàng. Thế nhưng trên thế giới, chiến lược kết hợp giữa marketing và phân phối sẽ tạo nên giá trị tài chính. Hiện nay, Khánh Hòa mới chỉ quan tâm đến chiến dịch quảng bá hình ảnh du lịch Tỉnh nhà mà chưa quan tâm đến kênh phân phối vốn được xem là cầu nối quan trọng giới thiệu sản phẩm của mình đến du khách trong nước và quốc tế một cách hiệu quả nhất. Phân phối có thể giúp Khánh Hòa xây dựng thương hiệu và đem lại hiệu quả cho phép Khánh Hòa đưa thương hiệu đến những thị trường mà không bao giờ nghĩ là có thể.

- Tổ chức các kênh phân phối dịch vụ kết hợp với thương mại hóa Marketing dịch vụ, cần tổ chức tốt hệ thống kênh phân phối thông qua các đại lý du lịch nhằm phục vụ tốt nhất khách hàng, từ khâu đặt hàng, ký kết hợp đồng, tới thực hiện dịch vụ và hỗ trợ thông tin cho du khách.

- Hỗ trợ thương mại (trade marketing) chuyên thực hiện công việc marketing tại các điểm du lịch. Đây là phương pháp phù hợp với Tỉnh Khánh Hòa, nghĩa là Tỉnh hỗ trợ cho khách sạn - nhà hàng, các công ty lữ hành, các điểm bán hàng lưu niệm trực tiếp…không có kinh phí quảng cáo trên truyền hình tại điểm bán với chi phí thấp hơn và trực tiếp đến khách du lịch như trưng bày bắt mắt, tặng quà, giảm giá…

- Kết hợp du lịch để xúc tiến thương mại, tiêu thụ các dịch vụ, hàng hóa khác, đặc biệt với đối tượng du khách quốc tế, thông qua bán quà lưu niệm, đặc sản địa phương…Việc thương mại hóa cho mỗi chuyến đi sẽ tạo điều kiện để tăng thêm doanh thu như: Có thể tính gộp chi phí ăn uống hoặc bổ sung thêm ngoài chương trình. Có thể sử dụng nhiều mức giá khác nhau cho cho dịch vụ chuyên chở để du khách có nhiều sự lựa chọn. Có thể bổ sung thêm dịch vụ thư giãn đa dạng theo yêu cầu của khách. Miễn phí đưa đón hoặc tính giá rẻ phí đưa đón từ sân bay. Ngoài ra, có thể sắp xếp những cuộc dạo chơi, phục vụ theo yêu cầu, có thể khuyến mại nhằm quảng cáo và tạo ấn tượng tốt cho khách.

Như vậy, để thu hút du khách trong nước và quốc tế, ngoài việc quảng bá hình ảnh du lịch biển đảo Tỉnh nhà, Khánh Hòa cần thiết lập kênh phân phối đồng bộ nhằm

nâng cao tính chuyên nghiệp và tập trung hơn để đưa hình ảnh Khánh Hòa ngang tầm thế giới.

4.8 TÓM TẮT

Trong chương 4, tác giả trình bày một cách tổng quan về tình hình kinh tế, xã hội, dân cư, điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển du lịch biển đảo tại Khánh Hòa cũng như một số quan điểm, định hướng phát triển ngành và những thành tựu đạt được của Tỉnh trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày thực trạng công tác định vị thương hiệu du lịch biển đảo của Tỉnh Khánh Hòa hiện nay để có cơ sở thuận tiện cho việc xác định vị trí hiện tại và vị trí mong muốn của Tỉnh.

Chương này, tác giả cũng trình bày phương pháp và kết quả nghiên cứu, bao gồm việc kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), hồi qui tuyến tính và biểu đồ nhận thức (MDS).

Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha cho thấy rằng, sau khi loại các biến TC_4, MSGT_1, MSGT_4, HDV_2, CL_2 có hệ số tương quan biến - tổng < 0.30 thì thang đo của các thành phần chất lượng dịch vụ du lịch biển đảo và Ý định quay trở lại đều đạt yêu cầu (từ 0.652 đến 0.909).

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với nhóm 1 gồm 10 nhân tố độc lập và nhóm 2 gồm 1 nhân tố phụ thuộc cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với thực tế.

Kết quả phân tích hồi quy đa biến cũng cho thấy rằng Ý định quay trở lại của du khách bị tác động bởi 8 yếu tố theo mức độ quan trọng như sau: Cách tổ chức hoạt động tour (0.805), Hướng dẫn viên (0.524), Giá tour (0.469), Mức độ an toàn (0.405) và các nhân tố Mua sắm giải trí (0.182), Điều kiện tự nhiên (0.117), Chất lượng tour/phòng (0.115) và văn hóa biển đảo (0.107).

Và cuối cùng biểu đồ nhận thức cũng được xây dựng để thể hiện vị trí của các thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng dựa trên các yếu tố chính ảnh hưởng Ý định quay trở lại của du khách. Chương này cũng đã trình bày phần định vị thương hiệu du lịch biển đảo Tỉnh Khánh Hòa (bằng phương pháp MDS) dựa trên các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại của khách du lịch.

Qua kết quả nghiên cứu nêu trên và dựa vào tiềm năng của thị trường cũng như vị trí hiện tại của thương hiệu du lịch biển đảo Tỉnh Khánh Hòa, tác giả đã xây dựng vị trí mong muốn tương đối trên bản đồ nhận thức.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận nghiên cứu

5.1.1 Kết luận về mẫu nghiên cứu

- Với 300 mẫu nghiên cứu phát ra, tác giả thu về được 250 mẫu đúng quy định. - Về giới tính: 55.6% khách du lịch được hỏi là nam, 44.4% khách được hỏi là nữ. - Về độ tuổi: 14% khách du lịch nhỏ hơn 25 tuổi, 28.4% khách từ 25-35 tuổi, 32.8% khách từ 36-50 tuổi, 24.8% khách du lịch lớn hơn 50 tuổi. Như vậy, người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khách du lịch được khảo sát.

- Về trình độ khách du lịch: 10.4% du khách có trình độ THPT, 22.4% khách có trình độ TC-CĐ, 54.8% khách có trình độ ĐH, 12.4% có trình độ trên ĐH. Điều này chứng tỏ khách du lịch có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ lớn nhất.

- Về thu nhập: 10.8 % khách được khảo sát có thu nhập <3 tr, 10.8% thu nhập từ 3-5 tr, 19.6% có thu nhập từ 6-10 tr, và 58.8% khách du lịch có thu nhập trên 10 triệu. Như vậy, những người có mức sống càng cao nhu cầu đi du lịch của họ càng lớn.

- Về địa điểm du lịch yêu thích: 18.8% khách du lịch ưa thích đi du lịch biển tại Quảng Ninh, 3.6% khách thích du lịch biển tại Đà Nẵng, 13.6% khách du lịch thích đi du lịch Vũng Tàu, 29.6% khách thích đi du lịch ở Phú Quốc và 14.4% thích đi du lịch Khánh Hòa.

- Về sở thích của du khách khi đến Khánh Hòa: 124 khách chiếm 49,6% khách thích biển đảo Khánh Hòa, 48 khách chiếm 19,2% khách thích phong cảnh; 32 khách chiếm 12,8% khách thích phong cách phục vụ; 12 khách chiếm 4,8% khách thích ẩm thực; 6 khách chiếm 2,4% khách thích mua sắm giải trí ở Khánh Hòa. Như vậy, đa phần khách du lịch khi đến Khánh Hòa đều thích biển đảo nơi đây.

- Về số lần đến Khánh Hòa: Trong số 250 khách được hỏi, có 129 khách (51,6%) đến Khánh Hòa lần đầu; 88 khách (35,2%) đến Khánh Hòa lần thứ hai; 33 khách (13,2%) đến Khánh Hòa hơn hai lần. Điều này cho thấy khách đã có phần nào hài lòng với chất lượng dịch vụ du lịch nơi đây và đã có sự mong muốn quay trở lại.

5.1.2 Kết quả nghiên cứu

5.1.2.1 Kết quả kiểm định mô hình

Mô hình gồm 11 thang đo và 39 biến. Kết quả kiểm định thang đo cho thấy đa số có kết quả phù hợp. Sau khi đã điều chỉnh và loại bỏ các biến không phù hợp, nhóm các nhân tố độc lập gồm 10 thang đo với 28 biến và nhóm nhân tố phụ thuộc với 3

biến đều đạt độ tin cậy và giá trị cho phép. Thang đo hướng dẫn viên được đo lường bằng 5 biến, thang đo giá cả được đo lường bằng 3 biến, thang đo thiết kế tour được đo lường bằng 3 biến, thang đo tổ chức hoạt động tour đo lường bằng 3 biến, chất lượng phòng/tour được đo lường bằng 3 biến, thang đo an toàn đo lường bằng 3 biến, thang đo văn hóa biển đảo đo bằng 2 biến, thang đo điều kiện tự nhiên được đo bằng 2 biến, mua sắm giải trí đo bằng 2 biến, thang đo dịch vụ bổ trợ được đo bằng 2 biến và thang đo Ý định quay trở lại của du khách được đo bằng 3 biến.

5.1.2.2 Kết quả hồi quy tuyến tính bội

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có tám yếu tố tác động đến Ý định quay trở lại của du khách, trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là cách tổ chức hoạt động tour đảo, tiếp đến là hướng dẫn viên, giá tour, mức độ an toàn, mua sắm giải trí, điều kiện tự nhiên, chất lượng phòng/tour và cuối cùng là văn hóa biển đảo, hai yếu tố: thiết kế tour đảo và dịch vụ bổ trợ không tác động đến Ý định quay trở lại của du khách nên bị loại ra khỏi nghiên cứu tiếp theo.

5.1.2.3 Kết quả phân tích biểu đồ nhận thức

Kết quả chạy phân tích đa hướng của mô hình cho kết quả: RSQ=0.99890 và Stress = 0.04223 cho thấy phương án đo lường đa hướng là phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa trên kết quả có được từ phân tích đa hướng, tác giả đã xác định được vị trí hiện tại của Khánh Hòa, kết hợp với kết quả phân tích hồi quy bội, tác giả cũng đề xuất vị trí mong muốn tương đối mà thương hiệu du lịch biển đảo Khánh Hòa nên nhắm đến đó là cách thức tổ chức hoạt động trong tour, chất lượng hướng dẫn viên, giá cả, mức độ an toàn. Đây là vị trí mà thương hiệu du lịch Khánh Hòa dẫn đầu và khách du lịch cũng quan tâm nhiều nhất đến những yếu tố này.

5.2 Đề xuất và kiến nghị đối với các cơ quan chức năng 5.2.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương 5.2.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương

Chính phủ cần có những ưu tiên đặc biệt với những dự án đầu tư phát triển du lịch biển có tính bền vững để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là các doanh nhân Việt kiều đầu tư có chiều sâu, đảm bảo vừa phát triển du lịch biển không ngừng, vừa giữ gìn bảo tồn những tài nguyên biển đặc thù của tỉnh. Chính phủ có cơ chế cụ thể xây dựng Cảng du lịch Nha Trang thành cảng theo tiêu chuẩn quốc tế để thu hút du khách trực tiếp đến Nha Trang, Khánh Hòa bằng đường không và đường thủy; đẩy nhanh dự án đường sắt cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Nha

Trang, giúp Tỉnh Khánh Hòa từng bước hoàn thiện hệ hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch, đảm bảo cho việc đẩy nhanh đầu tư phát triển các dự án du lịch tại các khu du lịch trọng điểm theo quy hoạch.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ quảng bá xúc tiến, tạo điều kiện cho các hãng hàng không quốc tế mở đường bay quốc tế trực tiếp đến sân bay Quốc tế Cam Ranh.

Tổng cục du lịch tích cực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan soạn thảo kế hoạch thực hiện các chiến lược dài hạn, đồng thời tư vấn, đề xuất cho Chính phủ các giải pháp đẩy nhanh quá trình cải cách thủ tục hành chính nhằm mục tiêu giảm thiểu sự chồng chéo về mặt quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh loại hình du lịch biển và hạn chế tối đa sự phức tạp trong quá trình hoàn tất thị thực nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế.

Thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn trong và ngoài nước để tư vấn việc tổ chức các hội chợ, triển lãm, chương trình phát động điểm đến, chiến dịch tuyên truyền quảng bá trên báo chí chuyên ngành, làm phim quảng cáo, sản xuất ấn phẩm, lập và triển khai kế hoạch tiếp thị, quan hệ công chúng.

Tổng cục du lịch cần xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch biển có tính quy chuẩn chung làm căn cứ cho các cơ quan cấp giấy phép trong việc xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực biển.

5.2.2 Đối với chính quyền địa phương

Đề nghị Tỉnh Khánh Hòa sớm có kiến nghị với Tổng Cục du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong những năm tới, cần quan tâm và đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển du lịch của Khánh Hòa, nhằm tạo điều kiện cho quá trình triển khai các chiến lược, quy hoạch các chương trình kế hoạch phát triển du lịch ở địa phương một cách hiệu quả và thiết thực.

- Phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan hướng dẫn các địa phương các bước lập thủ tục hồ sơ để công nhận Đô thị du lịch; Khu, tuyến, Điểm du lịch theo quy định của Luật du lịch. Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường du lịch; các hoạt động dịch vụ du lịch đặc trưng về biển, các chính sách nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa trong các hoạt động du lịch.

- Cần tổ chức các hội nghị chuyên đề hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực du lịch, để trao đổi kinh nghiệm, xác định khó khăn trong việc đào tạo để có biện pháp khắc phục.

- Tạo điều kiện để các cán bộ thực hiện công tác xúc tiến quảng bá du lịch tham dự các khóa tập huấn, học tập kinh nghiệm tại một số nước như Thái Lan, Singapore, Pháp, Nhật, Nga nhằm giúp họ nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, tìm hiểu nhu cầu và sở thích của họ để từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra những ý tưởng, sáng kiến để cung cấp các sản phẩm du lịch phục vụ cho những thị trường trọng điểm.

- Tăng cường các hoạt động bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra thực hiện chính sách pháp luật trong hoạt động du lịch để góp phần bảo vệ an toàn cho khách du lịch, ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép du khách. Tạo hình ảnh du lịch Khánh Hòa là điểm đến an toàn, văn minh và thân thiện trong lòng bạn bè.

- Nâng cao nhận thức xã hội trong việc bảo tồn các danh thắng thiên nhiên, địa chỉ văn hóa, môi trường tự nhiên-xã hội để phục vụ phát triển kinh tế du lịch. Tiếp tục lồng ghép đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, đưa nội dung đào tạo và giáo dục về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch vào chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp.

- Hỗ trợ kinh phí cho ngành du lịch để thực hiện công tác khảo sát, thống kê lượng khách du lịch khi đến Khánh Hòa và quay trở lại các lần sau, cũng như hiết kế phần mềm quản lý thông tin khách du lịch để cung cấp cho các doanh nghiệp nhằm biết được nhu cầu và sở thích của du khách để phục vụ họ khi quay lại Khánh Hòa lần sau.

- Sắp xếp, kiện toàn hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Chuyên môn hoá các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch. Điều chỉnh và tổ chức lại các doanh nghiệp du lịch. Đổi mới phương thức hoạt động của Hiệp hội du lịch, phát huy vai trò hơn nữa của Hiệp hội trong việc xây dựng môi trường kinh doanh văn minh, lành mạnh, đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp. Đưa ra các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về lữ hành, khách sạn, vận chuyển… phải chủ động liên kết với nhau thành một chuỗi chỉnh thể không tách rời nhau để cùng phối hợp cung cấp các dịch vụ du lịch. Các doanh nghiệp tự chủ trong lựa chọn đối tác, xây dựng các loại hình, sản phẩm du lịch sao cho đặc sắc, đậm bản

sắc văn hóa, truyên thống của địa phương…trên tinh thần cùng phát triển, để thu hút khách du lịch, tạo sự liên thông trong phục vụ du khách, nhằm hướng đến thỏa mãn nhu cầu của du khách sau khi sử dụng dịch vụ du lịch.

Một phần của tài liệu định vị thương hiệu sản phẩm du lịch biển đảo tỉnh khánh hòa (Trang 95)